biến dần thành thiếu niên rồi người lớn, người nguyên thủy đó biến đổi dần
và lại mang những tên gọi mới như “người Nê-ăng-đéc-tan”
rô-ma-nhông”
.
Biết bao nhiêu tên gọi cùng một nhân vật!
Nhưng đó là chuyện ta sẽ nói đến sau. Trong chương này thì cứ gọi nhân
vật của ta là “người-vượn”, “người-vượn Bắc Kinh”, “người-vượn Hai-đen-
béc”.
Chính anh ta là kẻ đi lang thang trên các bờ sông để tìm kiếm vật liệu làm
các công cụ, chính anh ta đã lấy đá ghè vào nhau để làm ra những “rìu đẽo
hai mặt” thô sơ, mà ngày nay ta thường tìm thấy ở các vùng đất phù sa cũ.
Như vậy bạn đọc đã thấy là gọi đúng tên nhân vật của chúng ta không
phải dễ dàng. Định ra năm sinh của anh ta lại còn khó khăn hơn nữa.
Ta không thể nào quả quyết rằng anh ta đã ra đời đích xác năm nào. Vì
con vật tiền thân của loài người không phải bỗng dưng hóa thành người ngay
được. Nó đã phải trải qua hàng chục vạn năm để dần dần tập đi và chế tạo ra
các công cụ. Nếu đặt câu hỏi: “Loài người đã bao nhiêu tuổi?”, thì ta chỉ có
thể trả lời phỏng chừng là con người đã xuất hiện cách đây khoảng một triệu
năm.
Nơi ra đời của con người lại đặc biệt khó định rõ.
Muốn làm việc này, người ta đã cố gắng tìm xem đâu là nơi sinh sống của
thủy tổ con người, tức là con khỉ lớn thời nguyên thủy đã sinh ra cả giống
người, giống đười ươi và giống khỉ. Các nhà bác học gọi tên giống khỉ
nguyên thủy đó là vượn-người “Đơ-ri-ô-pi-téc”. Tìm kiếm chỗ ở của giống
vượn-người “Đơ-ri-ô-pi-téc” thì thấy chúng ở rất nhiều nơi. Theo dõi vết
chân của chúng, ta đi đến cả miền trung châu Âu, miền đông châu Phi và
miền nam châu Á.
Hỏi ý kiến các nhà bác học, ta biết rằng thời gian gần đây người ta đã
phát hiện được rất nhiều điều đáng chú ý ở miền nam châu Phi. Đặc biệt là đã
tìm thấy những bộ xương của một giống vượn-người biết đi đứng thẳng và