Tôi trả lời đúng như vậy thì chị nắm lấy tay tôi, nói.
“Chúc mừng chị! Ông già Abdull đã nói rằng chị sẽ kết hôn với cháu nội
của ông.”
Tôi không định hỏi về việc của chồng chị nhưng chị đã kể.
“Họ quyết định trục xuất chồng tôi về nước rồi. Nhưng tôi không thể về
như thế này được. Chúng tôi đều là những đứa trẻ sinh ra trong thời kì nội
chiến Biafra
Tôi không thể hiểu ý nghĩa của câu nói đó.
“Khi đó bọn trẻ con chết rất nhiều. Chúng tôi là những đứa trẻ may mắn
sống sót. Chồng tôi bằng cách nào đó cũng sẽ quay lại đây thôi.”
Sau này Ali mới kể cho tôi biết những người đến từ châu Phi đã vượt qua
eo biển Gibraltar, băng qua đại lục, lại vượt qua eo biển Dover để tới được
đây như thế nào. Việc vượt eo biển bằng thuyền nhỏ và đi đường bộ dài tới
tận Morocco, nếu đem việc tôi vượt sông Duman qua biên giới ra so thì
chẳng thấm tháp vào đâu với những khổ ải mà họ đã trải qua. Họ sẽ phải đi
tàu hoặc đi bộ vượt qua các rặng núi hiểm nguy, qua mấy lần biên giới và lại
phải vượt qua cả Dover. Những người đến được nước Anh đều phải có
người quen sống ở đây, dù quan hệ chỉ mong manh như sợi chỉ, bởi có như
thế thì khi đến nơi mới nhận được giúp đỡ.
Một đồng nghiệp của Ali là người Ghana, để vượt qua được eo biển
Gibraltar, anh ta đã phải mất ba năm, sau đó lại từ Cale vượt qua eo biển
Dover với hai lần bị phát hiện, bám được vào nóc tàu Eurostar
chân được đến nước Anh. Khoảng bốn mươi hay năm mươi kilomet trước
đường hầm thông biển, để bảo vệ rau và cây trồng người ta đắp dọc hai bên
bờ những mô đất rất cao và tàu sẽ đi qua giữa những mô đất đó. Càng đến
gần hầm thì tàu sẽ giảm tốc độ lại, lúc này người nhập cư trái phép sẽ chờ ở
hai bên mô đất và khi tàu đi qua sẽ nhảy xuống nóc tàu. Phải bám chặt nóc
vì tốc độ của tàu và lực cản của gió trong vòng hơn hai mươi phút. Và khi
gần đến địa phận nước Anh, họ phải nhảy xuống đất trước khi tàu tăng tốc