“Ôi giời ơi!”
“Sao ở đây thấy im hơi lặng tiếng quá… chuyện đó có thật không chú?”
Chú Mikuri tỏ vẻ ngán ngẩm với câu hỏi ngây ngô của bố và nói:
“Nước cộng hòa còn đang chóng mặt với nước lũ, người tứ phương đang
đói thì còn ai để ý tới? Nếu không thấy tăm hơi thì có nghĩa cậu ấy đi kiếm
ăn và chết ở đâu đó rồi.”
Bố nửa oán trách, nửa lo lắng nhìn lên trần nhà nói như hết hơi:
“Biết ngay là thằng ấy đang phá nhà phá cửa đây mà.”
“Anh, em khuyên một câu chân tình thế này, đừng hó hé gì về cậu ấy đấy.
Nếu sau người ta biết được thì lúc đó tùy cơ ứng biến… Nhưng cũng giống
như đá gà ấy, mình phải tránh trước khi người ta biết được miếng và giở trò.
Anh nhớ kĩ lời em đấy.”
“Tôi hiểu rồi. Trời ơi, thằng điên.”
Vào thu, bên sông Duman người đói tứ phương ùn ùn kéo tới. Những
người có họ hàng ở Trung Quốc thì đi ra với mục đích kiếm tiền và lương
thực, những người còn sống sót bị mất hết cả gia đình hay những người lao
động trong các nhà xưởng đã ngưng hoạt động thì tụ tập ở đây để sang
Trung Quốc kiếm tiền cứu gia đình. Vào ban ngày không thể công khai vượt
sông được nên đêm đến người ta họp nhau lại và vượt qua đoạn suối nhỏ
giống như sông. Binh lính bảo vệ, vừa thiếu tới một nửa lại cũng rơi vào
cảnh đói khát nên nhắm mắt làm ngơ cho những người qua sông khi nhận từ
họ tiền hay hàng hóa. Phải mấy năm sau, khi nạn đói bớt hoành hành thì
binh lính được tăng viện thêm và người bị bắt sẽ phải chịu phạt. Ngay cả
trong làng của người dân tộc Hán hay dân tộc Chosun bên ven sông Duman,
thời kì đầu người ta thấy tình cảnh đáng thương bèn đem lương thực ra giúp
đỡ, người nông thôn ven sông không chịu nổi đói nữa, tìm đến được cho ăn
cơm mới nấu trong nồi. Chúng tôi vẫn không biết được bên ngoài kia người
ta đang sống như thế nào. Thỉnh thoảng chỉ nghe được tin đồn từ những