người làm việc trong bộ phận thương mại tới thăm nhà tôi kể rằng nước
cộng hòa toàn những người đang lâm vào tình trạng chết đói.
Chú Mikuri lại quay lại và bắt đầu chỉ huy những người lao động chở
quặng sắt, xe lương thực cũng đã vào. Musan lại từ từ được thổi một luồng
sinh khí mới. Số lượng người lao động tứ phương cũng ngày một đông hơn.
Tình hình lương thực mặc dù đỡ hơn trước rất nhiều nhưng đa phần được
chuyển tới Jeong Jin bằng đường sắt. Đúng thời điểm đó, vào một buổi trưa
khi gia đình chúng tôi đang ngồi trong phòng, đã lâu rồi cả nhà mới được ăn
món bánh canh sujebi được nhào từ bột khoai tây, thì nghe thấy tiếng ho
khan bên ngoài, hai cái đầu của hai người đàn ông nào đó thò qua cửa sổ. Bà
tôi giật bắn mình suýt nữa đánh rơi bát đũa.
“Ai thế nhỉ? Người nào thế?”
Đầu của những người đó lại biến mất phía sân. Bố tôi ngó quanh rồi đứng
bên cửa sổ hỏi vọng ra.
“Các đồng chí là ai thế?”
Nghe bên ngoài có tiếng đáp vọng lại.
“Chúng tôi đến từ Jeong Jin. Có phải đồng chí phó bí thư đấy không?”
“Vâng, là tôi đây.”
“Đồng chí có việc phải đi với chúng tôi… Mời đồng chí ra đây.”
Bố tôi quắc mắt lên tỏ vẻ không hiểu có chuyện gì, không nói câu nào
trước vẻ ngơ ngác của mẹ tôi, đi ra ngoài. Lúc này chúng tôi mới dồn nhau
đến cửa sổ và ra hè nhìn cái dáng lêu đêu của bố tôi đang đi cùng với hai
người đàn ông. Một người đang cầm cuốn sổ như sổ ghi chép, chắp tay sau
lưng, mặc cái áo tatkin
màu xám ngắn tay giống kiểu âu phục. Với phong
cách như vậy mà cài thêm biểu tượng lá cờ vuông có nghĩa là cấp trên.
Người đàn ông còn lại đội mũ lao động mặc áo khoác xéc giống kiểu áo lãnh
đạo. Phải đến đêm bố tôi mới trở về với vẻ mệt mỏi, tả tơi. Cả nhà chúng tôi
không thể ăn cơm tối mà ngồi nhìn nhau buồn bã rồi kéo nhau hết ra nhà