“Đi đâu trong đêm hôm thế này vậy chú?”
“Vượt sông thôi bà. Rồi cũng có đường để sống thôi.”
“Vậy còn những người khác trong nhà thì sao?”
“Nhà này có anh ấy là người rất mạnh mẽ. Anh ấy nhất định sẽ quay về
nên bà đưa bọn trẻ sang bên kia và đợi anh ấy. Nếu về, anh ấy còn đến
Buryong để đón những người khác về nữa chứ.”
Bà không còn lí do để suy nghĩ chuyện khác nữa. Với bà, chú Mikuri là
hy vọng duy nhất. Khi chú xuất hiện chúng tôi còn cảm thấy vui và yên tâm
hơn là có bố. Bà tôi vào trong đẩy tấm cửa ra và vét đến tận đáy chỗ lương
thực mẹ để lại, gói vào ba cái bọc chia cho từng người. Chú Mikuri nhẹ
nhàng xách bằng một tay bọc của tôi và chị Hiền.
Chúng tôi tránh đường lớn, đi theo đường nhỏ tới bờ sông. Con Chinsung
kiên trì đi theo chúng tôi. Chú Mikuri và chúng tôi đều biết rõ vị trí của bảo
vệ, biết rõ cả bờ sông hẹp và chỗ nông nên lên vùng thượng lưu chọn những
nơi có bãi đá nhỏ vòng quanh sông để đi. Đó là nơi vào mùa đông chị em
chúng tôi thường đi lấy đá lạnh. Nước sông lạnh nhưng chú Mikuri gần như
xốc nách hai chúng tôi để bước đi nên cả hai không thấy vất vả gì cả. Ngược
lại, bà tôi bị hụt chân và ngã hai lần.
Chúng tôi tới đất Trung Quốc phía bên kia sông. Luồng gió lạnh thổi từ
thung lũng núi như ăn sâu vào trong da thịt. Chúng tôi đi bộ khoảng 30 ri
đến tận khuya thì tới một ngôi làng nhỏ hơn Sungsun. Le lói một vài ánh
đèn sáng trong đêm tối.
“Để chú ra trước xem thế nào, các cháu cùng với bà đứng đây nhé.”
Rồi sau đó chú lại dặn bà không được ra ngoài đường lớn mà ngồi trong
rừng đợi. Một lúc lâu sau chú quay lại và đưa chúng tôi qua khu vườn trái
cây tới một gia đình nông dân. Nhà đó có vợ chồng chú chủ nhà cùng mẹ và
một đứa con gái tầm tuổi chị Trinh. Chúng tôi tỉnh hẳn người khi ngồi trong
căn nhà với nền sưởi ấm ấp. Nhà chỉ có hai phòng, một phòng là phòng của
vợ chồng nên chúng tôi không thể nói rằng sẽ dùng phòng đó. Chủ nhà gọi