“Người ta nói ngay cả trẻ sinh đôi cũng có tên đến đứa thứ sáu… nhưng
con đẻ thừa lại thiếu chữ nên chẳng biết làm thế nào cả
.”
“Anh đã học lên tới đại học, tiếng Nga tiếng Tàu anh đều biết, vậy mà có
mỗi cái tên cho con gái cũng không đặt được là sao?”
Nói tới con sinh đôi, lúc đó nhà nước vẫn còn khả năng chăm lo nên dù ở
thành phố hay nông thôn nếu ai sinh đôi thì phóng viên báo và truyền hình
kéo đến tận nơi để viết bài đăng báo và đưa tin lên truyền hình buổi tối.
Cũng nhờ phúc lợi của nhà nước tốt mà nhà trẻ nuôi con giùm cho, lại còn
cấp phát sữa bột đầy đủ, cho cả quần áo và đồ chơi, nhờ có Chủ tịch mà bọn
trẻ được nhận cả đống quà cao như núi. Sinh tư tới bốn đứa con gái thì sẽ
được đặt tên là Mai, Lan, Trúc, Cúc. Còn sinh tới năm hoặc sáu đứa con gái
thì chắc rằng vẫn sẽ có những cái tên đẹp. Bố có vẻ chỉ chấp nhận được tới
đứa con gái thứ sáu, chính vì vậy mà tên của chị em gái chúng tôi cho tới
trước tôi được đặt là Chân, Thiện, Mĩ, Trinh, Thục và kết thúc bằng Hiền.
Cho tới khi tôi sinh ra lại là con gái nữa thì có lẽ thấy đã quá sức chịu đựng
nên bố tôi mới nghĩ rằng những cái tên đầy nữ tính được đặt cho các chị của
tôi đều biến thành những chữ vô nghĩa. Bố không nói thêm lời nào nữa và đi
làm, bà thấy nhân tiện đằng nào cũng lôi chuyện ra để nói rồi nên quay sang
nói với mẹ về cái tên của tôi.
“Mẹ nó này, dẫu sao cũng phải đặt tên cho nó chứ.”
“Con nghĩ rằng vừa có lỗi lại vừa buồn nên cứ đặt tên cho nó là lỗi hay
buồn cũng được.”
“Những cái tên đó hình như tôi cũng đã nghe qua ở đâu đó rồi, mà xem
nào, chị đã đem nó vứt ra ngoài rừng kia, đúng không?”
Rồi sau đó bà đặt cho tôi cái tên là “Bari”. Mãi cho tới sau này khi đã đi
khắp cùng trời cuối đất, trải qua biết bao nhiêu cực nhọc đớn đau tôi mới
hiểu được cái ý nghĩa của việc bà gọi tôi là Bari.
Bố tôi sống với bà nội. Ông nội thì chết trong chiến tranh trước khi tôi ra
đời từ rất lâu. Theo bà tôi nói, chồng bà khi đó là một anh hùng thời chiến