xíu với cái lưỡi đỏ thè ra khỏi mồm treo lủng lẳng bằng dây xích ở kính
chiếu hậu. Nó được xem là bùa may mắn, lão Cò rất thích nhìn nó nảy lên
rơi xuống khi xe chạy. Tôi đấm vào mồm con yêu tinh - rồi lau nó sạch sẽ.
Sau đó đến công đoạn kiểm tra hộp khăn giấy ở sau xe - chiếc hộp được
chạm trổ và mạ vàng hết sức tinh tế, như một vật sở hữu của hoàng gia, dù
thực ra nó làm từ giấy bồi. Tôi phải đảm bảo có khăn giấy mới trong hộp.
Bà Pinky dùng hàng chục mảnh mỗi lần đi ra ngoài - bà bảo ô nhiễm ở
Delhi kinh quá. Bà đã để lại những mảnh khăn giấy bị vò nát gần chiếc hộp,
tôi phải nhặt chúng lên vứt đi.
Tiếng chuông điện inh ỏi khắp bãi xe. Một giọng nói từ chiếc micro của
sảnh đợi cất lên, “Tài xế Balram. Vui lòng cho xe đến cổng chính
Buckingham Dãy B.”
Vậy là tôi ngồi vào chiếc Honda City, lái xe lên một đoạn dốc, và tiến ra để
nhìn thấy ánh sáng đầu tiên trong ngày.
Hai anh em ông chủ mặc y phục bóng bẩy - họ đang đứng tại cửa tòa nhà,
say sưa nói chuyện; khi lên xe, Cầy Mangut nói, “Đến Trụ sở Đảng Quốc
Đại nhé, Balram. Ta đến đấy hôm trước rồi - hi vọng mày nhớ và đừng có
đi lạc nữa đấy.”
Tôi sẽ không làm ông thất vọng đâu, thưa ông.
Giờ cao điểm ở Delhi. Ô tô, xe tay ga, xe gắn máy, xe lam, taxi đen, tất cả
hối hả giành chỗ trên đường. Ô nhiễm trầm trọng đến mức những người
ngồi trên xe máy phải dùng khăn tay bịt quanh mặt - mỗi khi dừng xe ở đèn
đỏ, ngài sẽ thấy một hàng người đeo kính đen và mặt nạ, cứ như cả thành
phố tổng tham gia vào một vụ cướp nhà băng sáng hôm ấy.
Có một lý do chính đáng cho những chiếc mặt nạ ấy; người ta nói không
khí ở Delhi xấu đến mức làm con người giảm mười năm tuổi thọ. Đương
nhiên, những người ngồi trong xe con thì không cần phải thở thứ không khí
bên ngoài - đã có không khí mát mẻ, sạch sẽ từ máy điều hòa nhiệt độ cho