gối trở xuống. Họ cùng nhau đi lần lượt từng xe, người cụt chân rên rỉ than
van còn người kia gõ hoặc cào kính xe.
Không nghĩ ngợi nhiều, tôi tách quả trứng ra.
Kéo kính xuống, tôi thò ra một rupee - người có đôi chân tật nguyền nhận
lấy và cúi chào tôi; tôi kéo cửa kính lên và đóng quả trứng lại.
Tiếng nói chuyện ở băng ghế sau dừng ngay tắp lự.
“Kẻ quái quỷ nào bảo mày làm thế?”
“Con xin lỗi ông,” tôi đáp.
“Việc quái gì mày lại cho thằng ăn xin đó một rupee? Thật trơ tráo! Tắt nhạc
đi.”
Đêm hôm ấy họ thực sự không bỏ qua cho tôi. Dù trong những lần nói
chuyện họ thường pha trộn tiếng Hindi và tiếng Anh, nhưng lần này hai anh
em họ chuyển hẳn sang nói bằng tiếng Hindi bình dân - hoàn toàn vì tôi.
“Chẳng phải chúng tao cúng tiền mỗi khi đến đền đó sao?” ông anh nói.
“Chúng tao đóng góp mỗi năm cho viện ung thư. Tao mua tấm thiếp đó khi
bọn học sinh đến bán.”
“Hôm trước ta nói chuyện với kế toán của chúng ta và cậu ta bảo, “Thưa
ông, ông chẳng còn tiền trong ngân hàng. Mất sạch cả rồi.” Cậu có biết ở đất
nước này thuế má cao thế nào không?” ông em nói. “Nếu cho tiền thì ta sẽ
ăn gì đây?”
Đó là lúc tôi nhận ra rằng thực tình chẳng có sự khác biệt gì giữa hai người
ấy. Họ đều là hạt giống của bố mình.
Suốt trên đoạn đường còn lại, Cầy Mangut dán mắt vào kính chiếu hậu.
Trông ông ta có vẻ như đã ngửi thấy chuyện gì hài hước lắm.
Khi về đến Buckingham B, ông ta bảo, “Đi lên lầu nào, Balram.”