Xê-va cũng sẵn sàng đánh liều, điều đó đã rõ, có lẽ không cần phải
chứng minh thêm nữa! Cô-xchi-a bỗng rất muốn rút được chiếc đinh nhọn
để giành quyền được sửa máy của mình.
Em đưa tay ra, suy nghĩ một chút, dùng móng tay cặp chặt lấy một trong
hai mũ đinh và… rút được chiếc đinh nhọn.
- Thấy chưa, cậu gặp may rồi nhé! - Rồi Xê-va lấy hết sức ném thật xa
chiếc đinh còn lại trong tay. – Nghĩa là chúng ta sẽ sửa lại máy của cậu.
Sự việc xảy ra đúng như Cô-xchi-a mong muốn, nhưng em lại hoảng sợ.
Cho tới lúc vừa rồi, em vẫn có thể lựa chọn giữa hai khả năng: “Đồng ý” –
“Không đồng ý”, nhưng bây giờ chỉ còn mỗi một cách là hành động.
- Được rồi, cậu bảo Cô-li-a đi, - em quyết định.
Cuối giờ nghỉ ăn trưa, Ca-chi-a và Lê-na dẫn Di-na tới sau hàng cột.
- Đấy, chúng em tổ chức công việc như thế đấy, - Ca-chi-a nói. – Bây giờ
chúng em sẽ hoàn toàn khắc phục được giờ chết!
Sau khi xem Ca-chi-a và Lê-na làm việc, Di-na phấn khởi hẳn lên và tìm
ngay ra được một tên gọi rất oai cho cách làm việc này.
- Các em ạ, đây là phương pháp đứng nhiều máy và giúp đỡ lẫn nhau.
Đúng thế đấy! Quả là các em sẽ không để một tí giờ chết nào. Các em cừ
lắm, hai con đại bàng ạ! Phải ủng hộ kinh nghiệm của các em mới được…
Di-na chạy vụt đi và một phút sau cô đã dẫn quản đốc phân xưởng một là
Chi-mô-sen-cô đến.
- Cũng dễ hiểu thôi! – ông nói. – Khi đứng máy, có thời gian chạy máy,
tức là cỗ máy làm việc, và có thời gian làm bằng tay, tức là lúc người thợ
tiện chỉnh máy, lấy chi tiết ra,v..v.. Với một chi tiết lớn như “ống”, và lại
với một chế độ làm việc thấp, thời gian chạy máy khá lâu. Do đó có thể
phục vụ hai máy một cách thoải mái, có khi phục vụ được ba là khác…
- Nhưng mấy cậu con trai lại không nghĩ ra được cách làm như thế, trong
khi đó, hai cô gái lại nghĩ ra và đã hoàn thành định mức. Vậy bác bảo họ có
giỏi hay không? – Di-na bất bình vì thấy ông Chi-mô-sen-cô vẫn cứ điềm
nhiên như không.
- Giỏi, giỏi đấy, - ông Chi-mô-sen-cô công nhận. – Tốt lắm, tốt lắm, bác
khen hai cháu đấy! Hôm nay các cháu sẽ được nhận phiếu ăn ở phòng lao