chuyển trường đều được chấp nhận và họ không chắc sẽ có xe đưa
đón cho học sinh ở xa. Đó là “màn dạo đầu” trước khi phụ huynh
điền vào đơn xin chuyển trường. Tệ hơn nữa, vì cơ quan giáo dục
thành phố kiểm soát quyền tiếp cận thông tin học sinh, cho nên
các dịch vụ giáo dục hay tổ chức khảo thí không thể tiếp xúc được với
học sinh, nếu không có sự cho phép của cơ quan này.
Các bậc cha mẹ bình thường biết rất ít về trường học của con
cái họ, nói gì đến các trường khác. Khả năng là họ làm theo định
kiến hay tiềm thức của mình, hoặc đưa ra những quyết định kém.
Vấn đề nằm ở chỗ thúc đẩy quyền tự do lựa chọn thực sự, chứ
không phải trao cho họ quá nhiều lựa chọn, và đặt họ vào hoàn cảnh
thuận lợi để chọn những gì tốt nhất cho con em mình.
Ở
Charlotte, North Carolina, phụ huynh thường nhận được một
cuốn sách nhỏ khoảng 100 trang giới thiệu về 190 trường học, được
chính đại diện của các trường viết ra để nhấn mạnh những điểm
mạnh của trường họ. Quyển sách này không có thông tin về địa
điểm, điểm số hay điểm trung bình của học sinh, mức chuyên cần
hay thành phần dân tộc – tất cả những thông tin này đều có sẵn
trên trang web của chính quyền thành phố. Thay vào đó, nhân viên
giáo dục tại các trung tâm đăng ký được chỉ thị phải giải thích trước
những câu hỏi như “Trường nào tốt nhất?”, và họ phải trả lời:
“Điều đó tùy thuộc vào từng học sinh”, đồng thời khuyến khích
phụ huynh trước hết nên trao đổi với con em mình xem nhu cầu
thực sự của chúng là gì rồi mới quyết định chọn trường nào.
Một thí nghiệm được tiến hành tại Charlotte cho thấy lựa chọn
có thể được cải thiện nhờ thông tin tốt hơn và đơn giản hơn.
Charlotte trao cho cha mẹ học sinh một danh sách nhiều trường
khác nhau để lựa chọn bên cạnh một trường mặc định. Các bậc phụ
huynh thu nhập thấp có khuynh hướng xem nhẹ chất lượng trường
học hơn các phụ huynh khá giả, vì thế ít khi họ đăng ký cho con em