phương pháp của Boston, bởi vì các nhà quản trị không phải lúc nào
cũng giải thích các chính sách lựa chọn có kiểm soát một cách chi
tiết. Tuy nhiên, một vài thành phố lớn đã mượn thuật toán đó để
giải quyết vấn đề của mình, như Denver, Tampa, Minneapolis,
Louisville và Seattle. (Nếu hai học sinh cùng đăng ký vào một trường
và họ chỉ còn một chỗ, Seattle và Louisville đã áp dụng quy tắc lựa
chọn dựa vào yếu tố chủng tộc, một hành động bị Tối cao Pháp
viện Hoa Kỳ tuyên bố vi hiến vào năm 2007).
Làm phù hợp nguyện vọng thứ nhất với số lượng học sinh cao
nhất xem ra có ý nghĩa, ngoại trừ một vấn đề. Việc chọn trường
theo phương pháp Boston hóa ra lại là một trò chơi chiến lược rất
phức tạp, trong đó người chiến thắng nhận được nhiều bổng lộc.
Vậy làm thế nào để thắng? Họ nói dối, dù chỉ một chút thôi. Các
nhà kinh tế học gọi đó là “sự biếu tặng sai về mặt chiến lược”.
Có một lý do toán học (và phức tạp) giải thích tại sao nói dối là
một cách hiệu quả trong phương pháp Boston, nhưng để có một nhận
thức thấu đáo, bạn hãy tưởng tượng rằng việc đăng ký vào trường
cao đẳng và đại học bất ngờ được vận hành theo một chính sách lựa
chọn có kiểm soát ở tầm quốc gia. Các trường tên tuổi như Harvard
và Stanford sẽ tiếp nhận một lượng đơn đăng ký cực lớn và các sinh
viên địa phương được đối xử ưu tiên. Có lẽ việc học của con cái bạn
khi đó chỉ trông nhờ vào may mắn không hơn gì trò xổ số. (Đến
đây, bạn còn nghĩ nhà cửa ở Cambridge và Palo Alto đắt đỏ nữa hay
không? Nếu việc bạn mua một bất động sản bảo đảm cho con bạn
một chỗ trong trường Harvard hoặc Stanford thì sao?). Các bậc phụ
huynh khôn ngoan, những người không sống ở Cambridge nhưng
luôn mơ ước cho con đi học Harvard từ thời chúng còn mặc tã mới
thấy sự phù phiếm của việc đưa lựa chọn đó thành nguyện vọng
một. Phương pháp Boston là tuyển được theo nguyện vọng một càng
nhiều càng tốt, vì thế khi mỗi bậc phụ huynh thật thà nhất của