nước Mỹ đều xem Harvard là nguyện vọng đầu tiên của con em
mình, họa có cư dân Cambridge mới có thể ngủ ngon!
Thay vì cố nắm bắt những cơ hội ngoài tầm tay, các bậc phụ
huynh ngoài Cambridge có thể chọn nguyện vọng thứ nhất ở các
trường ít nổi tiếng hơn, như Dartmouth hay Cornell, nơi có ít học
sinh được hưởng quyền ưu tiên hơn. Theo phương pháp Boston,
những cha mẹ chọn trường theo nguyện vọng hai, nguyện vọng ba sẽ
mất chỗ vào tay những người chọn đó làm nguyện vọng một - điều
này làm cho việc chọn nguyện vọng một ở các trường có tỉ lệ chọi cao
trở nên đầy rủi ro, nếu con em họ chỉ có quyền ưu tiên ở mức
thấp, và hoàn toàn phí công vô ích, nếu họ chọn đó làm nguyện
vọng hai hay ba, vì khả năng được nhận hầu như sẽ bằng 0.
Khi phương pháp Boston ra đời, có lẽ không ai để ý đến chiến
lược này (thực ra, chỉ vài người là hiểu được thuật toán phân bổ học
sinh theo thứ tự nguyện vọng).
Nhưng theo thời gian, nhiều bậc phụ huynh bắt đầu nghiệm ra
những cách khôn ngoan có thể giúp họ đạt mục đích. Cũng không
mấy ngạc nhiên khi các bậc cha mẹ có học thức và giàu có nắm
trong tay những mối quan hệ xã hội rộng lớn (là những mạnh thường
quân khác) là những người đầu tiên phát hiện ra những kỹ thuật
này. Họ làm tốt hơn các bậc cha mẹ học sinh khác, những người chỉ
biết chọn một trường có quá đông học sinh để đăng ký làm nguyện
vọng hai cho con em họ (mà không biết rằng đó là một sai lầm
tồi tệ hơn nữa). Ai biết được bao nhiêu trong số con em họ bị hất
khỏi con đường chạy đua vào những ngôi trường hạng nhất vì lựa
chọn đó?
Phương pháp Boston đến giờ vẫn còn được áp dụng đây đó tại
Mỹ, nhưng không phải ở Boston! Năm 2003, một nhóm các nhà kinh
tế học dẫn đầu là Al Roth của trường Harvard đã chỉ ra những vấn