CÚ HÍCH - Trang 189

vô điều kiện vào kiến thức và chuyên môn của bác sĩ). Ngoài ra,
điều này còn góp phần cải thiện các vấn đề y tế mà cả xã hội
đang gặp phải.

Nghe có vẻ lạ lùng khi nói rằng chúng ta đi “mua” quyền khởi

kiện. Hẳn nhiên quyền này không phải là một phần trong một đạo
luật nào đó về bảo hiểm, nhưng rõ ràng nó có giá của nó. Bạn thử so
sánh một hợp đồng bảo hiểm sức khỏe với một hợp đồng bảo hiểm
vật chất, như xe ô-tô của bạn xem! Nếu bạn chọn một khoản khấu
trừ nhỏ, chẳng hạn 100 đô-la, bạn sẽ phải đóng một khoản phí lớn
hơn so với khi bạn chọn một khoản khấu trừ lớn, chẳng hạn 1.000
đô-la. (Mách nước: luôn luôn chọn khoản khấu trừ lớn nhất có thể
trong khả năng của bạn, vì như thế xét về dài hạn, bạn sẽ tiết kiệm
được rất nhiều tiền). Tuy nhiên, các nhà bảo hiểm thường không
để bạn mua theo món như khi bạn đi ăn nhà hàng, và thường hạn
chế tối đa quyền kiện tụng của bạn, nếu chẳng may họ làm mọi
thứ đảo lộn!

Điều lạ nữa khi chúng ta mua quyền kiện là một sự thật rất đơn

giản: khách hàng của nhiều ngành kinh doanh khác nhau thường
phải trả giá cao để giữ quyền kiện các công ty. Nhà kinh tế học được
giải Nobel năm 1982, George Stigler, từng viết một bài báo sâu cay
và hài hước về một thế giới, trong đó sinh viên có quyền kiện giáo
sư nếu họ dạy sinh viên những kiến thức vớ vẩn. Các vị giáo sư đáng
kính của chúng ta nhún vai cười khẩy trước ý nghĩ này, nhưng bạn hãy
tưởng tượng xem việc học hành sẽ đắt đỏ như thế nào, nếu các
trường đại học và giáo viên phải mua bảo hiểm cho hành vi cung cấp
kiến thức sai của mình! Việc học hành không chỉ trở nên quá tốn
kém, mà còn mất đi hiệu quả rất nhiều vì các giáo sư sợ gặp rủi ro,
và sợ bị kiện ra tòa. Tuy nhiên, e rằng sẽ không nhiều trường dám
áp dụng cú hích trong mơ này của Stigler.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.