thông tin cần thiết và đầy đủ để có một lựa chọn đúng mà không
cần một cú hích vẽ đường nào cả! Quan điểm này được thể hiện qua
chiến dịch của Chính phủ Thụy Điển nhằm giúp công dân của họ
lựa chọn danh mục đầu tư thích hợp, và ý tưởng áp dụng cho vấn
đề hiến tạng. Người ta phải được yêu cầu làm rõ mong muốn của
họ mà không cần một quy tắc mặc định nào.
Mặc dù những cú hích là không thể tránh khỏi trong cuộc sống,
nhưng chúng tôi đồng ý rằng việc lựa chọn tích cực và bắt buộc đôi
khi lại là con đường đúng, và chúng ta cũng không gặp khó khăn gì
trong việc cung cấp thông tin hay tổ chức các chiến dịch truyền
thông cho cộng đồng. Nhưng lựa chọn bắt buộc không phải lúc nào
cũng tốt. Khi lựa chọn trở nên khó khăn và số lượng lựa chọn càng
lớn, việc bắt người ta tự chọn cho mình có thể được ưa chuộng hơn,
nhưng cũng có thể không dẫn đến những quyết định tốt nhất.
Đành rằng người ta thường chọn phương án “Không chọn gì cả”,
nhưng cũng khó biết được tại sao những người yêu thích tự do bắt
buộc phải chọn, mặc dù họ (thường xuyên và tự nguyện) chống lại
điều đó. Nếu bạn bảo người phục vụ nhà hàng mang ra một chai
rượu vang ngon nhất, nhưng anh ta bảo bạn hãy tự chọn lấy, liệu
bạn có hài lòng không?
Đối với các chiến dịch truyền thông và giáo dục, một trong
những bài học từ ngành tâm lý là không có chương trình nào trung
lập cả, bất kể các nhà thiết kế có thận trọng đến mấy. Vì thế,
nói một cách đơn giản, ép buộc lựa chọn không phải cách khôn
ngoan, và phương án trung lập không phải lúc nào cũng khả thi.
Đường kẻ giới hạn và Nguyên tắc công khai
Cách đây không lâu, Sunstein đưa con gái đi Lollapalooza dự lễ hội
nhạc rock kéo dài ba ngày được tổ chức thường niên tại Chicago. Vào