Người ta thường lạc quan đến mức phi thực tế, ngay cả khi họ có
thể gặp rủi ro cao. Khoảng 50% các cuộc hôn nhân kết thúc bằng ly
dị và ai cũng từng một lần nghe nói đến con số thống kê này.
Nhưng quanh thời điểm đám cưới, hầu hết tất cả các đôi vợ
chồng đều tin rằng xác suất để họ ly dị nhau gần như bằng 0,
kể cả những người đã từng ly dị trước đó! (Samuel Johnson có lần
nói một cách hài hước rằng: “Hôn nhân lần hai là sự chiến thắng
của hy vọng trước kinh nghiệm”). Tương tự, đối với các doanh nhân,
họ luôn cho rằng cơ hội khởi nghiệp thành công của họ ít nhất là
50%. Trong một cuộc khảo sát những người vừa mở doanh nghiệp
(chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ như công ty tư vấn luật, nhà
hàng, thẩm mỹ viện...), người ta đưa ra hai câu hỏi sau: (a) Bạn nghĩ
cơ hội thành công cho một doanh nghiệp tương tự như của bạn là bao
nhiêu? (b) Cơ hội thành công cho chính bạn là bao nhiêu? Hai câu trả
lời phổ biến nhất lần lượt là 50% và 90%, thậm chí nhiều người
còn đưa ra con số 100% cho câu hỏi thứ hai!
Lạc quan thái quá có thể giải thích nhiều điều về việc chấp
nhận các rủi ro cá nhân, nhất là khi phạm vi của các rủi ro đó liên
quan đến tính mạng và sức khỏe con người. Khi được hỏi về hình
ả
nh tương lai của mình, các sinh viên nhìn chung đều nói rằng họ
sẽ khác xa đa phần những người bạn cùng lớp, cụ thể là họ sẽ không
bị đuổi việc, không bị đột quỵ hay ung thư, cũng không phải ly dị vài
năm sau đám cưới hay vướng vào con đường nghiện ngập. Những
người đồng tính thì cho rằng khả năng họ nhiễm HIV/AIDS là rất
thấp, vì họ đã được trang bị kiến thức khá đầy đủ về căn bệnh
nan y này. Những người lớn thường đánh giá thấp khả năng họ bị tai
nạn xe cộ hay mắc bệnh nặng. Những người hút thuốc rất cảnh
giác trước các cảnh báo về tác hại của thuốc lá mà giới y học thường
nói quá về chúng, nhưng hầu hết họ tin rằng khả năng họ mắc
bệnh ung thư phổi hay bệnh tim cũng không cao hơn những người