CÚ HÍCH - Trang 46

lối suy nghĩ và hành động cảm tính “Vâng, sao cũng được!”. Một
minh họa xác đáng có thể nhìn thấy là hiệu ứng “mang sang” từ
chương trình này sang chương trình khác trong khi xem ti-vi. Các nhà
sản xuất chương trình truyền hình bỏ ra rất nhiều thời gian để
sắp xếp lịch phát sóng sao cho khi một khán giả nào đó đã mở
kênh, như kênh NBC chẳng hạn, thì sẽ xem mãi kênh đó mà không
chuyển kênh. Vì những cái điều khiển từ xa đã có mặt trên hàng chục
năm nay, nên hành động chuyển kênh của khán giả, vốn gây tốn
kém khá nặng nề cho các nhà sản xuất và quảng cáo, chỉ cần một
cử động nhỏ của ngón tay cái. Nhưng khi một chương trình kết thúc
và chương trình tiếp theo xuất hiện, thật ngạc nhiên vì một số
lượng lớn khán giả nói “Vâng, sao cũng được!” và tiếp tục xem.
Sunstein, có lẽ là nạn nhân duy nhất của hệ thống đặt báo tự động,
cũng thế. Các nhà phát hành báo biết rằng khi hệ thống tự động
làm việc và nếu người đặt báo không có yêu cầu hủy, khả năng số
lượng báo được gia hạn đặt mua sẽ lớn hơn nhiều so với nhu cầu đặt
báo có chủ đích.

Sự kết hợp giữa tính sợ mất mát và tính lơ đễnh ám chỉ rằng

nếu một lựa chọn được đặt ở chế độ “mặc định” thì nó sẽ tạo ra thị
phần lớn hơn. Chế độ “mặc định”, vì thế, hoạt động như một cú
hích mạnh mẽ. Trong nhiều trường hợp, các “mặc định” còn tạo ra
những cú hích cộng thêm, bởi khách hàng có thể cảm nhận, dù đúng
hoặc sai, rằng các lựa chọn “mặc định” đi cùng với một xác nhận
ngầm từ người định sẵn cho họ, có thể là người chủ lao động, chính
phủ hay các đài truyền hình. Vì lý do này và một số lý do khác, mặc
định các lựa chọn tốt nhất trở thành chủ đề chúng ta sẽ khám phá
thường xuyên trong suốt quyển sách này.

Đóng khung

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.