bữa ăn tối thứ Bảy, đó là lúc cô ấy đang trong trạng thái “lạnh”. Vậy
“cám dỗ” là khi chúng ta tiêu thụ một món nào đó lúc nó còn “nóng”,
chứ không phải lúc nó đã “lạnh” đi. Tuy nhiên, điều này không có
nghĩa là những quyết định được thực hiện trong trạng thái “lạnh” sẽ
luôn luôn tốt hơn. Ví dụ, thỉnh thoảng chúng ta cần “nóng” để vượt
qua nỗi sợ về những thứ mới mẻ. Đôi khi món tráng miệng rất ngon
và chúng ta cố hết sức để được thưởng thức nó. Cũng có lúc tốt
nhất là chúng ta nên yêu một ai đó. Nhưng rõ ràng với cái đầu đang
“nóng”, chúng ta thường gặp rất nhiều rắc rối.
Nhiều người nhận ra rằng cám dỗ thực sự tồn tại trên đời này
và họ rèn luyện từng bước để chiến thắng sự cám dỗ. Một ví dụ kinh
điển là câu chuyện về Ulysses, người liều mạng đối mặt với mỹ
nhân ngư và giọng hát không ai cưỡng lại được của loài cá được mệnh
danh là thần tiên này. Khi còn ở trạng thái “lạnh”, Ulysses đã khôn
ngoan ra lệnh cho các thủy thủ của mình dùng sáp bịt kín tai ông lại
để không bị quyến rũ bởi tiếng hát của các nàng tiên cá. Ulysses
cũng yêu cầu họ trói ông vào cột buồm để ông chỉ có thể nghe
tiếng của chính mình chứ không vì giọng hát hút hồn mà đưa con
thuyền đến gần hiểm họa. Và Ulysses đã vượt qua trở ngại đó.
Tuy nhiên, đối với nhiều người trong chúng ta, vấn đề tự chủ
cần được đặt ra là vì chúng ta thường đánh giá thấp tác động của
tỉnh thức. Nhà kinh tế học hành vi George Loewenstein (1996) gọi
đó là “khoảng thấu cảm nóng – lạnh”. Khi ở trạng thái “nóng”,
chúng ta không đánh giá cao việc các ước muốn và hành vi của mình
sẽ bị thay đổi trong lúc chúng ta chịu ảnh hưởng của một cái tâm tỉnh
thức. Kết quả là hành vi của chúng ta phản ánh sự ngờ nghệch trong
nhận thức về các tác động mà một tình huống nào đó gây ra. Ví dụ,
Tom đang ăn kiêng, nhưng nhận lời đi tiệc với bạn bè vì cho rằng
mình có thể tự chủ trong phạm vi một ly rượu vang và sẽ không dùng
món tráng miệng. Nhưng người bạn lại gọi thêm chai rượu thứ hai và