CÚ HÍCH - Trang 79

thuộc Sở Giao thông Vận tải Texas) dưới dạng logo trên rất nhiều
sản phẩm khác nhau, từ những miếng dán đề-can cho tới áo sơ-mi
và ly tách cà-phê. Khoảng 95% người dân Texas biết khẩu hiệu này.
Năm 2006, khẩu hiệu này được bình chọn là khẩu hiệu được yêu thích
nhất nước Mỹ và được tôn vinh bằng một cuộc diễu hành lớn trên
Đại lộ Madison của thành phố New York. Chia sẻ thêm với các bạn:
Trong năm đầu tiên của chiến dịch, lượng rác xả trên các xa lộ của
Texas đã giảm 29%. Trong sáu năm đầu tiên, mức giảm tổng cộng là
72%. Toàn bộ thành tích này không phải là kết quả của những quy
định bắt buộc, những đe dọa chế tài hay biện pháp cưỡng bức, mà
đến từ một cú hích đầy sáng tạo.

Hiệu ứng ánh đèn sân khấu

Lý do người ta bỏ ra quá nhiều nỗ lực để chạy theo các chuẩn mực

xã hội và thời trang là vì họ nghĩ rằng người khác chú ý đến những
điều họ đang làm. Nếu bạn đóng bộ com-lê chỉnh tề tham dự một
sự kiện xã hội mà tất cả những người khác ăn mặc bình thường, bạn
sẽ cảm thấy như mọi ánh mắt kỳ thị đang đổ dồn vào mình và tự
hỏi tại sao bạn lại quái dị thế nhỉ. Nếu bạn là chủ đề của những nỗi
sợ như thế thì đây là lời lý giải dành cho bạn: Họ không thực sự chú ý
đến bạn như bạn nghĩ đâu!

Tom Gilovich và các cộng sự đã chứng minh rằng con người bị

biến thành nạn nhân của cái gọi là “hiệu ứng ánh đèn sân khấu”.
Trước khi tiến hành thí nghiệm, nhóm Gilovich đã tìm hiểu xem
ngôi sao giải trí nào tệ nhất để in hình lên mặt trước một chiếc áo
thun. Nghiên cứu này được thực hiện vào những năm 90 và người
nhận được vinh hạnh đáng ngờ này là ca sĩ Barry Manilow. Một sinh
viên được yêu cầu mặc chiếc áo thun có hình Barry Manilow được
in nổi bật phía trước ngực, sau đó tham gia một nhóm sinh viên khác
đang bận trả lời một bảng câu hỏi. Sau khoảng một phút, nhà thí

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.