CỦA CẢI CỦA CÁC DÂN TỘC - Trang 26

nó bảo vệ các hoạt động thương nhân tránh khỏi mọi ảnh hưởng của cạnh
tranh. Sau này, nó được gọi là chủ nghĩa trọng thương. David Hume, một
người bạn của Adam Smith, (một triết gia và một nhà sử học lỗi lạc, cũng
là một nhà tư tưởng sắc bén về các vấn đề kinh tế), đã lên tiếng chỉ trích
mạnh mẽ các ý tưởng của chủ nghĩa trọng thương. Qua các bài giảng về
luật học tại trường Đại học Glasgow, Smith thừa nhận ông rất biết ơn Hume
về những tư tưởng của ông này, nhưng ông nói thêm rằng David Hume
chưa dứt khoát bác bỏ quan điểm cho rằng của cải quốc dân là tiền tệ.
Smith coi nhận định này là một sai lầm cơ bản của chủ nghĩa trọng thương.
Của cải thực sự của một nước nằm trong hàng hóa có khả năng tiêu thụ và
trong lao động sản xuất ra nó. Của cải tăng là do số lượng hàng hóa tăng
lên và như vậy hàng hóa phải nhiều hoặc, theo quan điểm của Smith, phải
rẻ. Chính sách bảo hộ mậu dịch làm giảm số lượng hàng hóa, hạn chế buôn
bán và làm cho hàng hóa ngày càng trở nên khan hiếm. Chủ trương tự do
mậu dịch của Smith xuất phát từ sự xác nhận những chân lý cơ bản này và
như vậy đã vạch trần sai lầm của chủ nghĩa trọng thương.

Còn về những nguyên nhân tăng trưởng kinh tế, thì từ những nhận

định trên suy ra là nguyên nhân chủ yếu của nó nằm trong sự phát triển
buôn bán không những giữa các nước mà cả giữa các tư nhân và các nhóm
thương nhân trong một nước. Xuất phát đầu tiên từ sự đổi chác thô sơ, việc
buôn bán muốn được phát triển cần phải có thị trường và các hoạt động thị
trường cấu thành điểm trung tâm trong phân tích của Smith. Nhưng trong
quá trình tìm kiếm những nguyên nhân, ông đã đi đến kết luận là nguyên
nhân cơ bản tạo nên toàn bộ quá trình tăng trưởng kinh tế là sự phân công
lao động. Người ta chỉ trao đổi hàng hóa khi nhận thức được là chuyên môn
hóa sản xuất có lợi cho tất cả các bên. Nếu như một người trồng ngũ cốc và
một người khác làm bánh mỳ, thì sự hợp tác của hai người sẽ đem lại cho
họ một lượng lương thực lớn hơn là mỗi người làm ăn riêng lẻ. Khi công
nhân trong ngành chế tạo biết phân chia quá trình xã hội ra thành nhiều
khâu khác nhau thì chắc chắn họ sẽ trở nên khéo léo hơn và sản xuất được
nhiều sản phẩm hơn trong cùng một khoảng thời gian nhất định. Nâng suất
lao động tăng được là nhờ cải tiến công cụ lao động, thiết bị máy móc, và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.