CỦA CẢI CỦA CÁC DÂN TỘC - Trang 27

do công nhân biết nâng cao kỹ năng, kỹ xảo và khéo léo của mình. Nhưng
Smith coi cả hai mặt này như là biểu hiện của việc tăng mức độ phân công
lao động vì ông nghĩ rằng chính những công nhân lành nghề qua kinh
nghiệm sản xuất thực tế hiểu rõ hơn ai hết là công cụ có thể giúp họ tiết
kiệm công sức, nên họ tìm mọi cách đổi mới và cải tiến thiết bị. Smith cũng
hiểu rất rõ là sau một thời gian sử dụng, các công cụ và máy móc được đổi
mới và cải tiến ngày một tốt hơn nhờ các kỹ sư và các nhà thiết kế chuyên
nghiệp, nhưng ông chỉ ra rằng sở dĩ có những chuyên gia như vậy là cũng
do có sự phân công lao động.

Ông đã chứng minh kết quả của việc phân công lao động bằng một thí

dụ mà chính ông đã biết được. Một xưởng chế tạo đinh ghim với số công
nhân là 10 người làm 18 thao tác đã sản xuất được khoảng 50.000 đinh
ghim một ngày. Nếu một người tự mình sản xuất đinh ghim, một ngày anh
ta chỉ có thể làm được một hoặc quá lắm là vài cái đinh ghim là cùng… Thí
dụ này có tác dụng to lớn vì ai cũng quen dùng đinh ghim nhưng ít ai lại
biết sự khác biệt lớn như vậy trong việc chế tạo tập thể và cá nhân. Smith
không thể tự mình nghĩ ra được thí dụ này, và chính ông đã ngạc nhiên khi
đọc một bài viết về kỹ nghệ làm đinh ghim trong Bách khoa toàn thư nổi
tiếng của Pháp. Ông đã xem và tra cứu vấn đề này tại thư viện trường Đại
học Glasgow khi ông còn là giáo sư ở đó. Smith còn nhận được một điều
sâu sắc và độc đáo hơn là sự phân công lao động không những làm cho
công việc của con người dễ chịu hơn vì họ làm ra sản phẩm được nhiều và
rẻ, nó còn tăng cường những quan hệ phụ thuộc lẫn nhau trong xã hội. Cuối
chương I của cuốn “Của cải của các dân tộc” miêu tả một số lớn công nhân
đã đóng góp vào việc cung cấp các vật dụng cần thiết cho người lao động
hoặc nông dân mà vì thế phụ thuộc vào sự “giúp đỡ và hợp tác của hàng
ngàn người khác”. Điều này nói lên rằng một người tuy không có đủ tiện
nghi như một ông hoàng nhưng cũng còn dễ dịu hơn nhiều so với một
người cầm đầu một bộ lạc có dưới quyền mình “mười ngàn người mọi rợ
trần trụi”. Đoạn viết này nhấn mạnh đến cả xã hội học lẫn kinh tế học. Tù
trưởng tuy có mười ngàn người dưới quyền nhưng chỉ được hưởng tiện
nghi tối thiểu của thời kỳ hoang dã, còn người nông dân tuy không có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.