năm khan hiếm, khi giá cả lên cao, mà người buôn bán ngũ cốc hy vọng
kiếm ăn được tốt và thu được nhiều lời. Người buôn bán ngũ cốc thường ký
kết hợp đồng với một vài chủ trại để cung cấp cho họ một số lượng ngũ cốc
với một giá nào đó trong một số năm nhất định. Giá theo hợp đồng này
được tính theo mức trung bình, hợp lý tức là trung bình thông thường được
quy định trước những năm khan hiếm gần đây nhất là 28 shilling một góc
tạ Anh (bằng 12,7 kg) lúa mì và các loại thóc lúa khác tùy theo tỷ lệ. Trong
những năm khan hiếm, người buôn bán ngũ cốc mua số lớn ngũ cốc với giá
thông thường và bán nó với giá cao hơn nhiều. Số lợi nhuận đặc biệt to lớn
này chỉ vừa đủ để đưa ngành buôn bán của họ lên ngang tầm cỡ với các
ngành buôn bán khác đền bù những sự thiệt hại mà ông ta đã phải gánh
chịu trong các trường hợp khác như do tính chất dễ hư, thối của loại hàng
hóa này và do những biến động không thể lường trước được về mặt giá cả,
rõ ràng là trong ngành này ít khi dễ làm giàu như ở các ngành buôn bán
khác. Do có sự chê trách, dè bỉu của quần chúng vào những năm khan hiếm
mà chỉ trong những năm đó mới dễ thu được nhiều lợi nhuận, cho nên
những người có tư cách và có của rất ghét tham gia vào ngành buôn bán
ngũ cốc. Thường là những người buôn bán tầm thường, người xay bột,
người làm bánh mì, người buôn bán bột cùng với một số người buôn thúng
bán mẹt, chạy hàng xách, họ thường là những người trung gian giữa người
sản xuất và người tiêu dùng.
Chính sách cũ của Châu Âu còn cho phép và ủng hộ việc chỉ trích và
dè bỉu của quần chúng đối một ngành rất có lợi cho họ mà đáng lẽ ra phải
không tán thành thái độ đó của dân chúng.
Vào triều đại vua Edward VI, đã ban hành luật pháp quy định bất kỳ
người nào có hành vi mua bất kỳ loại ngũ cốc nào với ý định đem bán lại sẽ
được coi là người mua bán thóc lúa nhằm lũng đoạn thị trường và vi phạm
pháp luật và sẽ bị phạt 2 tháng tù giam nếu là phạm pháp lần đầu và bị tịch
thu một số lượng ngũ cốc, nếu tái phạm phải bị phạt 6 tháng tù giam và bị
tịch thu số lượng ngũ cốc gấp hai lần, và nếu phạm pháp lần thứ ba thì bị
đem gông lại và bị phạt tù giam theo mức mà nhà vua sẽ tùy quyền định