Nhưng khuôn mặt của y lại có vẻ dễ thương một cách kỳ lạ. Y khiến tôi
liên tưởng một giáo sư không có tham vọng và không được đãi ngộ một
cách tương xứng đi tị nạn từ Hung Gia Lợi, hiện giảng dạy môn sử học Âu
Châu cận đại trong một trường đại học hạng nhì ở Mỹ.
Tôi không thể hiểu nổi y tìm ra tôi bằng cách nào ngoại trừ trường hợp cô
gái trong phòng vô tuyến của chiếc Queen Victoria đã nghe lóm trôi trong
lúc tôi nói điện thoại và kể lại cho một kẻ khác hay. Và nếu thế thì gần như
chắc chắn rằng cảnh sát cũng biết tôi hiện đang ở đâu. Tôi chợt cảm thấy
một cơn lạnh bò lên sau lưng.
Tôi không chú ý tới gã đàn ông trong một lúc bởi vì cô gái ở quầy vé hỏi
tôi cần nàng giúp việc gì ?
Tôi bảo :
- Tôi muốn đi Ba Lê sáng mai, nếu cô có một chuyến bay.
- Vâng, thưa ông, chúng tôi có một chuyến bay lúc mười giờ hai mươi. Ông
vui lòng đợi tôi xem lại còn chỗ nào không.
Đoạn nàng nhác điện thoại và nói vào máy với thứ tiếng lóng thông dụng
trong các quầy vé đường hàng không khắp nơi trên thế giới.
Trong lúc nàng còn dang nói chuyện, tôi bỗng toát mồ hôi lạnh. Tôi đã
quên một điều chính yếu . Tôi không thể đi Ba Lê. Tôi không thể xuất trình
sổ thông hành ở trạm cuối của bất cứ một đường bay nào, vì e rằng tôi đang
bị truy nã. Nhất định cảnh sát đang kiểm soát kỹ các phi cảng.
Nhưng tôi vẫn để nàng kết thúc cuộc điện đàm. Nếu quả thật gã đàn ông
sau lưng đang theo dỏi tôi , ít nhất tôi cũngt có thể lừa phỉnh y một phen.
Nàng viết xong vé và đóng khuôn dấu. Tôi trả tiền mặt cho nàng, bởi vì tôi
không muốn dùng chi phiếu du khách với tên họ tôi ghi rõ ràng trên đó. Tôi
bước ra khỏi hàng người và đi ra đường Regent, tới ngả tư rồi quẹo trở về
đường Piccadilly.
Trong lúc quẹo ở góc đường, tôi quay nhanh người lại tựa hồ tôi vừa quên
một chuyện gì. Tôi gần như đụng mạnh vào người viên giáo sư sử học nhỏ
thó. Y đi sát sau lưng tôi, cách tôi chưa đầy ba bước. Y nhảy qua một bên
để tránh và lẩm bẩm một câu xin lỗi bằng một giọng Trung Âu nhưng
không rõ nước nào. Y cúi đầu đi vòng quanh tôi và tiếp tục bước về phía