- Thiếu ?
- Không có trong tập họa đồ, cũng như trong cái hộp đen. Bộ phận đó ở
ngay trong đầu của em ông. Ông ấy không bao giờ vẽ thành họa đồ và
không bao giờ để bộ phận đó trong cái hộp. Ông hiểu, chính chúng tôi đã
yêu cầu ông ấy điều này. Chúng tôi đã nghĩ rằng đó là một cách bảo mật an
toàn nhất.
Tôi cảm thấy bối rối và chắc hẳn đã lộ ra mặt. Ông ta cười một cách gay
gắt.
Tôi bảo:
- Tôi không hiểu rõ. Hình như ông nghĩ rằng có kẻ đã giết em tôi để đoạt bộ
phận đó. Chắc hẳn bộ phận này giấu đâu đó trong hà em tôi.
6 Bộ phận đó tự nó không nghĩa lý gì với bất cứ ai không có phần còn lại
của cái hộp đen. Nó cũng không thể dùng trong hệ thống máy móc của
nước khác, như Pháp chẳng hạn. Nhưng ông đang bỏ qua một điểm.
Ông ta nhìn thẳng vào mắt tôi, người nghiêng về phía trước.
- Dunbar, tôi xin đặt lại cho ông với hình thức một câu hỏi - một câu hỏi
phân làm hai. Do đâu ông tin chắc em ông đã chết? Và do đâu ông tin chắc
chúng tôi nghĩ rắng em ông đã chết?
Tôi dám quả quyết không một ai, dù phớt tỉnh đến đâu, có thể dửng dưng
trước một trường hợp như thế này. Các bạn đồng hội với tôi trong Thủy
Quân Lục Chiến vẫn thường gọi tôi là “ Mặt Đá “ mỗi khi họ nghĩ tôi
không thèm nghe ai nói gì. Nhưng tôi biết mặt tôi nhất định đang bộc lộ
cơn xúc động này. Khóe miệng của Dillingham co rút lại trong lúc ông ta
chăm chú nhìn tôi.
Tôi đứng vụt lên và bước tới kệ để tạp chí ở sát bức tường bên cạnh cửa.
Tôi nhớ đã trông thấy một tờ Scientific American trên kệ cùng với các thứ
khác. Tôi nhớ đã cầm tờ báo lên và lật qua một lát trong lúc tôi cố dằn cơn
giận đang đốt cháy khắp người tôi. Một hồi sau, tôi buông tờ báo xuống kệ,
nghe tiếng nó rơi lên mặt gỗ đánh bóng. Tôi lấy một hơi thở dài và trở về
ghế.
Dillingham lại nói tiếp:
- Dunbar , ông nói cho tôi biết đi. Quả thật ông xúc động đến thế hay sao?