thuật, và tôi hết sức hãnh diện có một người em trai xuất sắc như thế. Dù
phải ở trong ngành Hải Quân ba năm tại Triều Tiên, tương lai của Ted vẫn
không bị ảnh hưởng. Tôi biết Ted vẫn thường làm việc thêm ngoài giờ nên
không thấy lo ngại.
Tôi vừa gọi thêm một ly Martini nữa thì ống loa giọng trầm đặt trên trần
vang lên tiếng gọi tên tôi. Đó là giọng của người nữ điện thoại viên đang
muốn tìm tôi. Tôi liền cầm ly đi tới máy điện thoại gán trên tường ngay bên
ngoài cửa ra vào quầy rượu và dở máy lên. Tiếng cô gái trả lời ngay:
- Thưa ông Dunbar, có người muốn nói chuyện với ông. Ông vui lòng chờ
một chút xíu.
Tôi nghe một tiếng cạch nhỏ, rồi cô gái nói tiếp với người kia:
- Thưa ông, có ông Dunbar đây.
Sau đó là giọng của một người hoàn toàn xa lạ với tôi:
- Ông Dunbar? Tôi là Trung Úy Dennison, thuộc ban điều tra của Sở Cảnh
Sát Đô Thị Hoa Thịnh Đốn ; Tôi gọi ông từ nhà người em trai của ông. Tôi
đã tìm thấy một ghi chú trên cuốn sổ tay của ông ấy và được biết ông ấy có
hẹn gặp ông vào lúc năm giờ.
Tôi cảm thấy như có một lưỡi dao xoi vào bụng.
- Em tôi hiện không có mặt ở đây Trung úy có thể cho tôi biết có chuyện gì
vậy ?
- Một tai nạn nhỏ. Ông vui lòng nghé qua nhà em ông ngay bây giờ ? Chắc
ông biết chỗ ?
- Vâng, tôi biết . Tôi sẽ đến đó trong vòng mười lăm phút là tối đa.
Tôi đã từng chạm trán nhiều lần với những viên thám tử cảnh sát trong hầu
hết mọi quốc gia mà quý bạn có thể gọi tên ra và tôi đã học được một điều :
hỏi họ trong điện thoại là một việc vô ích và càng hỏi họ nhiều câu chừng
nào thì lại càng vô ích hơn chừng đó. Nhưng tôi phải giữ gìn lời nói. Tôi
cũng được biết rằng các viên Trung úy thám tử cảnh sát rất ít khi điều tra
những tai nạn nhỏ. Thật đáng ngại vì Ted không đích thân nói chuyện với
tôi. Tôi cố nhớ lại trong cuộc điện dằm ngắn ngủi, viên Trung uý có nhắc
đến hai chữ án mạng hay không. Chắc chắn ông ta không nói. Nhưng tôi
vẫn bước nhanh gần như chạy ra hành lang tới thang máy trong một nỗi lo