thấp quá xuống tận bụng. Và thế thì… ngoài việc bị thủng đoạn ruột thừa
loằng ngoằng như giun rắn ra, mọi chuyện chẳng ra trò trống gì hết.
– Có đắt không? nhà giáo hỏi.
– Tất thảy, ba trăm euro-yens.
– A, cũng là một khoản đấy! Liệu có thể trả…
– Trả góp ấy hả? ông chủ hiệu hỏi ngay. Ở cửa hàng chúng tôi ấy à? Anh
không đùa chứ, vậy thì sao lại chẳng cấp thẻ khách hàng trung thành nhỉ?!
– Đó là cả một sự đầu tư mà.
– Vâng, đương nhiên rồi, có tốn hơn một bình na-pan, nhưng nói cho
cùng thì đó là khoản chi cuối cùng của anh… Đấy là còn chưa tính đến khía
cạnh quý tộc của hành vi tự sát với bộ seppuku ấy. Và tôi nói điều này
không hẳn vì cha mẹ đã đặt cho tôi cái tên Mishima đâu.
Khách hàng đắn đo.
– Tôi sợ không có đủ can đảm…, người thầy bị trầm cảm thú nhận trong
lúc ước lượng độ nặng của cây kiếm tanto. Anh không làm dịch vụ tại nhà
à?
– Ồ, không, ông chủ Tuvache bực mình. Chúng tôi dẫu sao cũng không
phải là kẻ sát nhân. Anh biết không chứ, chuyện này bị cấm đấy. Chúng tôi
chỉ cung cấp những thứ cần thiết, còn khách hàng phải tự xoay sở lấy. Đó là
chuyện của họ. Chúng tôi ở đây chỉ phục vụ bán những sản phẩm có chất
lượng, ông chủ hiệu nói tiếp và dẫn khách hàng về phía quầy thu tiền.
Và trong lúc cẩn thận gấp chiếc kimono và đút vào túi đựng cùng cây
đoản kiếm, anh tự biện bạch:
– Quá nhiều khách hàng hành sự theo lối a-ma-tơ…, anh nên biết rằng
có một trăm năm mươi ngàn người mưu mô tự sát thì có đến ba mươi tám
ngàn làm không đến nơi đến chốn và kết quả là hỏng việc. Những người
này sau đó thường xuyên sống trong tình trạng bệnh tật trên xe lăn, hay bị
biến dạng cả đời, trong khi với chúng tôi thì… Những khách hàng tự sát của