CUỘC CÁCH MẠNG BỊ PHẢN BỘI - Trang 115

toán-tiền bạc vạch ra cái phần thật sự của các tầng lớp xã hội khác nhau
trong thu nhập quốc dân. Dù có phải chấp nhận tính cần thiết lịch sử của sự
bất bình đẳng trong một thời gian còn khá dài, vấn đề những giới hạn chịu
đựng được của sự bất bình đẳng đó vẫn phải đặt ra, cũng như vấn đề tính
lợi ích xã hội của nó trong từng trường hợp cụ thể. Cuộc đấu tranh không
tránh khỏi về sự phân chia trong thu nhập quốc dân tất yếu sẽ trở thành một
cuộc đấu tranh chính trị. Chế độ hiện này là xã hội chủ nghĩa hay không
phải xã hội chủ nghĩa? Vấn đề này sẽ dược giải quyết dứt khoát không phải
bằng những lời ngụy biện của quan liêu mà bằng thái độ của quần chúng,
tức là những công nhân và nông dân các nông trường tập thể.
Sự phân hóa của giai cấp vô sản
Các dữ kiện về đồng lương thực tế đáng lẽ phải là đối tượng của
một nghiên cứu đặc biệt trong một Nhà nước lao động; sự thống kê về thu
nhập, theo từng tầng lớp nhân dân, đáng lẽ phải trong sáng và công khai.
Thực tế, lĩnh vực này, đụng chạm trực tiếp nhất đến những quyền lợi sống
còn của những người lao động, lại bị phủ một màn sương mờ đục. Đối với
người quan sát, dù là khó tin được, ngân sách của một gia đình công nhân ở
Liên Xô còn bí mật hơn nhiều so với bất cứ nước tư bản nào khác. Chúng
tôi cố vạch ra đường cong biểu diễn các mức lương thực tế của nhiều loại
công nhân trong nửa cuối kế hoạch năm năm, nhưng không được. Sự cố
tình im lặng của các nhà cầm quyền và những nhà hữu trách về vấn đề này
cũng hùng hồn như sự trưng bày những con số sơ lược và vô nghĩa của họ.
Theo một báo cáo của Oocgiônikitzê (Ordjonikidzé), ủy viên dân ủy
bộ công nghiệp nặng, năng suất lao động trung bình hàng tháng của một
công nhân đã được nhân lên với 3,2 trong mười năm, từ 1925 đến 1935,
còn lương thì được nhân lên tới 4,5. Cái hệ số bề ngoài rất tốt đẹp ấy đã bị
các chuyên gia và công nhân lương cao nuốt mất bao nhiêu? Giá trị thực tế
của đồng lương ấy là bao nhiêu, điều này không kém phần quan trọng.
Chúng ta không biết gì hết về chỗ đó trong bản báo cáo nói trên cũng như
qua các lời bình luận của báo chí. Tại đại hội thanh niên xô viết tháng tư
1936, Kôtxarep (Kossarev), bí thư thanh niên cộng sản, nói: “Từ tháng
giêng 1931 đến tháng mười hai 1935, lương thanh niên đã tăng 340%”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.