CUỘC CÁCH MẠNG BỊ PHẢN BỘI - Trang 116

Ngay cả đám thanh niên có huân chương, đã chọn lọc kỹ và sẵn sàng hoan
hô, lời nói khoác lác ấy cũng không gây được một tiếng vỗ tay nào: cử tọa
cũng như nhà hùng biện thừa biết chuyển hướng đột ngột sang giá thị
trường đã gây thêm tình trạng nghiêm trọng cho đời sống đại đa số công
nhân.
Tiền lương trung bình mỗi năm, tính bằng phép cộng lương của
giám đốc các xí nghiệp lớn và chị quét xưởng, là 2300 rúp năm 1935 và tới
năm 1936 nó phải đạt được khoảng 2500 rúp, tức 7500 phờrăng theo hối
đoái và khoảng 3500 đến 4000 phờrăng Pháp tính theo sức mua. Con số rất
khiêm tốn ấy lại còn hao mòn thêm, nếu người ta tính thấy số tiền tăng
trong lương năm 1936 mới chỉ đền bù một phần việc xóa bỏ những giá ưu
tiên và một số việc không phải trả tiền. Điều chủ yếu ở đây còn là vấn đề
trả lương 2500 rúp một năm, tức 208 rúp một tháng, tính trung bình, chỉ là
một con số ma để che dấu thực tiễn của sự bất bình đẳng tàn bạo trong việc
trả công lao động.
Điều hoàn toàn không thể chối cãi là đời sống tầng lớp trên của giai
cấp công nhân, nhất là những người được gọi là stakhanốp, đã được cải
thiện rõ rệt trong năm qua; báo chí kể chi tiết bao nhiêu bộ compơlê
(complets), đôi giày, máy hát, xe đạp, và cả số đồ hộp mà những người thợ
có huân chương có thể mua được. Nhân đó người ta cũng được biết những
vật ấy rất khó đến tay người thợ bình thường. Stalin nói về những nguyên
nhân đã làm nảy sinh phong trào stakhanốp: “Người ta sống khá hơn, vui
vẻ hơn. Và khi người ta sống vui vẻ hơn, công việc sẽ khá hơn”. Có một
phần sự thật trong lời nói lạc quan ấy, vốn là đặc tính của những người lãnh
đạo, về kết quả chính sách làm khoán theo sản phẩm: sự hình thành một
tầng lớp thượng lưu trong giai cấp lao động chỉ có thể có được nhờ những
thành tựu kinh tế trước đây. Nhưng nguyên nhân kích thích những người
stakhanốp không phải là “sự vui vẻ” mà là tham vọng muốn kiếm nhiều
tiền hơn. Môlôtốp đã sửa đổi lời khẳng định đó của Stalin: “Động cơ thúc
đẩy năng suất lao động cao hơn ở những người stakhanôp hiểu đơn giản là
sự mong muốn được tăng lương”. Quả vậy, có một loạt công nhân được
hình thành chỉ trong vài tháng, người ta gọi là những người “một nghìn” vì

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.