chuyên cần và có năng lực. Các điều kiện sản xuất của các nông trường tập
thể cũng như của các mảng riêng lẻ tất nhiên rất không đồng đều tùy theo
khí hậu, đất đai, loại cây trồng, vị trí đối với thành phố và các trung tâm
công nghiệp. Sự đối lập giữa thành phố và nông thôn, đã không giảm trong
các giai đoạn năm năm, lại còn tăng thêm cực kỳ do cơn sốt phát triển các
đô thị và các vùng công nghiệp mới. Sự tương phản cơ bản ấy của xã hội
xô-viết làm nảy sinh không cưỡng lại được những mâu thuẫn giữa các nông
trường tập thể và những mâu thuẫn trong lòng chúng, nhất là do tô tức sai
biệt.
Quyền lực vô giới hạn của quan liêu cũng là một nguyên nhân phân
hóa không kém mạnh mẽ. Quan liêu nắm những đòn bẩy như tiền lương,
ngân sách, tín dụng, giá hàng, thuế khóa. Những lợi nhuận hoàn toàn quá
đáng của một số đồn điền trồng bông tập thể hóa ở Trung Á tùy thuộc vào
các tỷ giá do Nhà nước định hơn là sức lao động của nông dân. Sự bóc lột
của tầng lớp nhân dân này bởi những tầng lớp nhân dân khác không biến
mất nhưng được che dấu. Những nông trường tập thể đầu tiên “khá giả” –
chừng vài vạn – no đủ trên lưng toàn bộ các nông trường tập thể khác và
trên lưng công nhân. Bảo đảm sự khá giả cho tất cả các nông trường tập thể
thì khó hơn và đòi hỏi nhiều thời gian hơn là ban những đặc quyền cho
thiểu số chống lại quyền lợi đa số. Năm 1927, phái đối lập cánh tả nhận
thấy “thu nhập của kulak tăng lên rõ rệt so với công nhân” và tình hình đó
còn duy trì tới nay, dưới một dạng mới: thu nhập của một thiểu số có đặc
quyền trong các nông trường tập thể tăng lên rất nhiều so với thu nhập của
quần chúng trong các nông trường tập thể và các trung tâm lao động. Có
thể nói còn bất bình đẳng hơn giữa các tầng lớp so với thời kỳ trước khi
xóa bỏ kulak.
Các phương tiện sản xuất đã được xã hội hóa. Sự phân hóa đang
tiếp diễn trong lòng các nông trường tập thể biểu thị một phần trong lãnh
vực tiêu dùng cá nhân và một phần trong lãnh vực kinh tế riêng của mỗi hộ.
Ngay từ bây giờ, sự phân hóa giữa các nông trường tập thể đã có những hậu
quả sâu sắc hơn, nông trường tập thể giàu có thể dùng nhiều phân hơn,
nhiều máy hơn và do đó làm giàu nhanh hơn. Nhiều khi các nông trường