CUỘC CÁCH MẠNG BỊ PHẢN BỘI - Trang 125

pháp để tự vệ). Nhưng không ai thấy ở đâu một công trình nghiên cứu nói
về chế độ quan liêu, giới lãnh đạo, nhân số to lớn của nó, cấu trúc của nó,
máu thịt của nó, đặc quyền đặc lợi của nó, sự tham lam của nó, phần của
thu nhập quốc dân mà nó giành được
. Tuy nhiên, những mặt đó của chế độ
quan liêu là một thực tế. Và việc nó giấu kỹ bộ mặt xã hội của nó chứng tỏ
ở nó có một ý thức đặc biệt về “giai cấp” lãnh đạo, tuy còn thiếu lòng tin
vững vàng vào sự nắm giữ được chính quyền trong tay.
Hoàn toàn không thể đưa ra được những con số chính xác về nhân
số quan liêu xô-viết vì hai lý do. Trước hết, trong một nước mà Nhà nước
hầu như là ông chủ duy nhất, khó mà nói đến đâu là hết bộ máy hành chính;
hai là, các nhà thống kê, kinh tế và nhà báo xô-viết, như chúng tôi đã nói,
vẫn giữ một sự im lặng đặc biệt về vấn đề này lại thêm các người “bạn của
Liên-xô” bắt chước làm theo. Nhân đây cũng xin ghi rằng các tác giả Oep,
trong 1200 trang công trình góp nhặt không có một giây phút nào coi chế
độ quan liêu xô-viết như một phạm trù xã hội. Có gì lạ ở chỗ đó? Chẳng
phải là trong thực tế, họ đã viết theo lời nói của phái quan liêu hay sao?
Theo những con số chính thức, các cơ quan trung ương của Nhà
nước tính đến ngày mùng 1 tháng mười một 1933, có khoảng 55.000 người
thuộc bộ phận lãnh đạo. Nhưng con số đó, được tăng lên rất nhanh trong
những năm cuối, không bao gồm các cơ quan lục quân, hải quân và Guêpêu
(mật vụ), lãnh đạo các hợp tác xã, và những cái gọi là các hội Hàng không,
Hóa học (Otxôaviakhim) và các hội khác. Mỗi nước cộng hòa lại còn thêm
bộ máy chính phủ của mình. Song song với các bộ tham mưu của Nhà
nước, các công đoàn, các hợp tác xã, v.v…, và một phần hòa nhập với
chúng, cuối cùng có bộ tham mưu rất mạnh của đảng. Chắc chắn chúng tôi
không nói quá khi ước tính có 400.000 người trong các giới lãnh đạo của
Liên-xô và các nước cộng hòa thuộc Liên bang. Có thể ngày nay nó đã tới
nửa triệu. Không phải là những viên chức bình thường mà là những viên
chức cao cấp, những “thủ trưởng” hợp thành một đẳng cấp lãnh đạo theo
nghĩa đen của từ, chắc chắn là chia theo tôn ti trật tự bằng những tầng
ngang ngăn cách rất quan trọng.
Lớp thượng tầng của xã hội ấy được đỡ bởi một cái kim tự tháp

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.