CUỘC CÁCH MẠNG BỊ PHẢN BỘI - Trang 124

tập thể phồn vinh thuê công nhân của các nông trường tập thể nghèo, các
nhà cầm quyền nhắm mắt làm ngơ. Sự giao vĩnh viễn cho các nông trường
tập thể những loại đất có giá trị không đồng đều gây ra hết sức dễ dàng sự
phân hóa sau này và hậu quả là sự hình thành những loại “nông trường tập
thể tư sản” hoặc “nông trường tập thể triệu phú” như đã có tên gọi. Dĩ
nhiên, Nhà nước có khả năng can thiệp với tư cách là người điều chỉnh
trong sự phân hóa xã hội. Nhưng theo hướng nào và trong chừng mực nào?
Đánh vào các nông trường tập thể giàu, các nông trường tập thể kulak thì
lại sẽ là mở một cuộc xung đột mới với những phần tử “tiên tiến” hơn cả ở
nông thôn, số người này, nhất là bây giờ, sau một thời gian đau khổ, mong
muốn một đời sống “tốt lành”. Ngoài ra, và đó là lý do chính, Nhà nước
ngày càng mất khả năng thực hiện việc kiểm tra xã hội chủ nghĩa. Trong
nông nghiệp cũng như trong công nghiệp, nó tìm chỗ dựa và tình bạn ở kẻ
mạnh, kẻ làm ăn may mắn, kẻ thắng lợi, những “stakhanôp đồng ruộng”,
những “nông trường tập thể triệu phú”. Bắt đầu bằng việc chăm lo các lực
lượng sản xuất, cuối cùng nó nghĩ đến bản thân nó.
Chính trong nông nghiệp, nơi mà sự tiêu dùng nối liền mật thiết với
sản xuất, sự tập thể hóa đã mở ra những khả năng vô biên cho chủ nghĩa ăn
bám quan liêu, bắt đầu nhiễm vào những người lãnh đạo các nông trường
tập thể. Những “quà tặng” mà công nhân các nông trường tập thể mang đến
cho các lãnh tụ trong các phiên họp long trọng ở Kơremlanh tiêu biểu dưới
dạng tượng trưng một cống phẩm không tượng trưng chút nào mà họ đã
dâng lên cho các chính quyền địa phương.
Vì thế cho nên, trong nông nghiệp còn hơn cả trong công nghiệp,
trình độ sản xuất thấp luôn luôn xung đột với các hình thức xã hội chủ
nghĩa về sở hữu và xung đột cả với các hình thức hợp tác xã, nông trường
tập thể. Suy đến cùng, xuất phát từ mâu thuẫn đó, chế độ quan liêu đến lượt
nó, lại làm cho mâu thuẫn ấy trầm trọng thêm
.
Bộ Mặt Xã Hội Các Giới Lãnh Đạo
Trong các tác phẩm xô-viết, người ta thường lên án “chủ nghĩa quan
liêu” như là một thói xấu, tư duy xấu, làm việc xấu (Những lời lên án
thường là của cấp trên nói với cấp dưới và đối với cấp trên là một phương

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.