không phải là bộ cánh thì ít ra cũng là cách suy nghĩ của đồng nghiệp của
họ ở phương Tây. Các nhà báo xô-viết mặc dầu bằng những phương pháp
bản địa, lừa dối các độc giả của họ chẳng khác gì các nhà báo của các nước
khác.
Nếu khó mà ước tính được nhân số lớp quan liêu thì ước tính thu
nhập của họ càng khó hơn. Ngay từ 1927, phái đối lập phản đối việc “bộ
máy hành chính phềnh ra và đặc quyền nuốt mất một phần rất quan trọng
của thặng dư giá trị”. Cương lĩnh của phái đối lập vạch ra rằng chỉ riêng chỉ
riêng bộ máy thương nghiệp “nuốt mất một phần lớn thu nhập quốc dân,
hơn một phần mười của toàn bộ sản xuất”. Chính quyền liền đưa ra những
biện pháp phòng ngừa để cho những tính toán như vậy không thể làm được.
Kết quả là làm tăng chứ không phải giảm các chi phí chung.
Tình hình trong các lĩnh vực khác cũng không tốt hơn trong lĩnh
vực thương nghiệp. Năm 1930 Racôpski viết rằng: Phải có một cuộc cãi lộn
giữa các ông quan liêu của đảng và các ông quan liêu của các công đoàn thì
nhân dân mới được biết trong số 80 triệu rúp tổng ngân sách công đoàn,
400 (40?) đã bị các bàn giấy nuốt trôi. Chú ý, đây mới chỉ là ngân sách hợp
pháp. Bộ máy quan liêu công đoàn còn nhận thêm của bộ máy quan liêu
công nghiệp, trên tình nghĩa, những tặng phẩm bằng tiền, nhà ở, phương
tiện vận chuyển v.v… “Việc nuôi các cơ quan bàn giấy của đảng, các hợp
tác xã, nông trường tập thể, nông trường quốc doanh, công nghiệp, hành
chính với tất cả chi nhánh của chúng tốn hết bao nhiêu?” Racôpski hỏi và
trả lời: “Chúng ta thiếu cả đến những con số giả thiết của vấn đề đó”.
Sự thiếu mọi thứ kiểm tra có hệ quả không tránh khỏi là sự lạm
dụng và trước hết là những khoản chi quá đáng. Ngày 30 tháng chín 1935,
Chính phủ, dưới chữ ký của Stalin và Môlôtôp, một lần nữa buộc phải nêu
ra vấn đề công tác tồi tệ trong các hợp tác xã, nhận thấy “những vụ ăn cắp
và phân tán lớn tài sản, công việc làm ăn thua lỗ của nhiều hợp tác xã nông
thôn”. Tháng giêng năm 1936, ở phiên họp của ban chấp hành Liên-xô, ủy
viên dân ủy bộ tài chính phàn nàn rằng các ban thường vụ địa phương sử
dụng tài sản của Nhà nước một cách hoàn toàn độc đoán. Ông dân ủy giữ
im lặng đối với các cơ quan trung ương bởi vì ông có chỗ đứng ở đó.