ương của Đảng việc ra đời của một đứa bé đối với nhiều phụ nữ - đúng ra
phải nói đối với đa số phụ nữ - là “một hiểm họa”. Chúng ta vừa nghe một
nhà cầm quyền cao cấp nhận xét rằng “quyết định chấm dứt tình trạng trẻ
em bị bỏ rơi và không được chăm sóc đã thi hành yếu ớt” điều đó chắc
chắn có nghĩa là con số trẻ bị bỏ rơi tăng lên; thế nhưng một quan toà cao
cấp báo cho chúng ta biết ở đất nước “sống rất dễ chịu” này, những vụ phá
thai phải bị phạt tù, in hệt như trên các nước tư bản mà ở đấy cuộc sống rất
là thê thảm. Người ta có thể đoán trước, ở Liên xô cũng như ở phương Tây
sẽ chỉ có những nữ công nhân, nữ nông dân, các cô hầu là khó giấu được
lỗi lầm của mình và sẽ rơi vào nanh vuốt của bọn cai ngục. Còn ”các phu
nhân của chúng ta”, những người đã có nước hoa thượng hạng và những
hàng khác cùng loại, tiếp tục làm như thế nào tùy thích, dưới cặp mắt của
một nền công lý khoan dung. “Chúng ta cần có đông dân số”, Xôn nói như
thế; ông ta nhắm mắt trước cảnh những đứa bé bị bỏ rơi. Hàng triệu người
nữ lao động, nếu chế độ quan liêu không đặt lên môi họ cái dấu của sự im
lặng, sẽ có thể trả lời ông ta: “Thì các ông cứ đẻ đi!” Rõ ràng các ông ấy đã
quên rằng chủ nghĩa xã hội phải loại trừ những nguyên nhân đẩy người phụ
nữ đến chỗ phá thai, chứ không phải bắt người cảnh sát can thiệp một cách
thấp hèn vào đời tư của một người phụ nữ, buộc họ phải nhận những ”niềm
vui làm mẹ”.
Bản dự án của chính phủ về vấn đề phá thai được đưa ra tranh cãi
công khai. Cái máy lọc rất tinh xảo của báo chí Xô viết cũng phải để lọt ra
khá nhiều lời than vãn đắng cay và những lời phản đối bị bóp nghẹt. Cuộc
thảo luận bỗng đình chỉ đột ngột cũng như lúc nó bắt đầu. Ngày 27 tháng
sáu, ban Thường vụ đã từ một vụ án bỉ ổi đưa ra một đạo luật ba lần bỉ ổi
hơn. Nhiều luật sư vốn phụng sự trung thành chế độ quan liêu cũng bị nao
núng về chuyện đó. Lui Phise (Louis Fisher) viết rằng bộ luật mới chẳng
qua là một sự hiểu lầm đáng tiếc. Thực tế đạo luật ấy chĩa vào phụ nữ,
nhưng lại dành cho các bà có thần thế một ngoại lệ. Nó là một trong những
kết quả chính thức của trào lưu phản động của “técmiđo”
Sự khôi phục long trọng địa vị của gia đình diễn ra đồng thời với sự
khôi phục đồng rúp - một sự trùng hợp thiên định - có cội nguồn từ sự thiếu