thanh lịch của những việc hàm ơn nho nhỏ trao đổi cho nhau và kể cả cái
hình thức “gia đình xã hội chủ nghĩa”. Xôtnôpsky (Sonovski) đã cho chúng
ta biết tầm quan trọng của nhân tố “ôtô - tỳ thiếp” trong sự suy thoái của
những người lãnh đạo.
Những “người bạn” trữ tình và kinh viện của Liên xô có mắt nhưng
không nhìn thấy gì. Pháp lý về hôn nhân do cách mạng Tháng mười lập ra,
thời đó là niềm tự hào chính đáng của cách mạng, bị thay đổi và biến dạng
do nhiều vay mượn trong kho tàng pháp lý các nước tư sản. Và hầu như
muốn nối liền sự hài hước với sự phản bội, cũng những luận chứng xưa kia
sử dụng để bảo vệ quyền tự do phá thai và ly hôn không điều kiện - “giải
phóng phụ nữ”, “bảo vệ các quyền nhân cách”, “bảo vệ quyền làm mẹ” -
nay được nhắc lại để hạn chế hoặc cấm đoán.
Bước lùi này khoác cái hình thức đạo đức giả đến lợm mửa, và nó đi
quá xa hơn sự bức thiết kinh tế nghiệt ngã. Ngoài những lý do khách quan
quay về với những tiêu chuẩn tư sản như việc trả phụ cấp thực phẩm cho
đứa bé, còn thêm vào ý chí bảo vệ quyền lợi xã hội mà giới lãnh đạo tìm
thấy trong luật lệ tư sản. Động cơ bức thiết nhất của việc tôn sùng gia đình
hiện nay chắn chắc là do nhu cầu của phái quan liêu cần có một tôn ti trật
tự vững chắc trong các mối tương quan, và cần có một lớp thanh niên giữ
trong vòng kỷ luật bốn mươi triệu gia đình khả dĩ có thể làm điểm tựa cho
nhà chức trách và chính quyền.
Chừng nào người ta còn hy vọng giao cho Nhà nước sự giáo dục các
thế hệ trẻ, chính quyền không những không quan tâm ủng hộ uy quyền của
những bậc huynh trưởng, đặc biệt của cha và mẹ, mà ngược lại, còn cố sức
tách rời con cái ra khỏi gia đình để đề phòng cho chúng tránh khỏi những lề
thói cũ. Gần đây, trong thời kỳ năm năm đầu, nhà trường và đoàn thanh
niên kêu gọi con cái tố giác người cha rượu chè hay người mẹ ngoan đạo,
làm cho họ xấu hổ, để “cải tạo họ”. Phương pháp đó thành công như thế
nào lại là chuyện khác... Dù sao, nó cũng làm lung lay đến tận cơ sở quyền
uy của gia đình. Một sự thay đổi căn bản đang được thực hiện trong lĩnh
vực không phải không quan trọng này. Điều răn thứ năm lại được phục hồi
đồng thời với điều răn thứ bảy, dầu lúc này chưa phải viện đến thần quyền;