CUỘC CÁCH MẠNG BỊ PHẢN BỘI - Trang 156

cách mạng Nga 1905 và 1917 tất yếu chỉ ra sự thức tỉnh của cá tính trong
lòng quần chúng và sự khẳng định nó trong một môi trường cổ xưa; như
vậy chúng (các cuộc cách mạng Nga) thực hiện trên qui mô nhỏ hơn, vội
vàng hơn, sự nghiệp giáo dục của những cải cách và cách mạng tư sản
phương Tây. Nhưng nhiều năm trước khi sự nghiệp ấy được hoàn thành, ít
ra trong những nét lớn, cách mạng Nga ra đời trong hoàng hôn của chủ
nghĩa tư bản, đã được cuộc đấu tranh giai cấp đặt lên đường ray của chủ
nghĩa xã hội. Những mâu thuẫn trong lĩnh vực văn hóa chỉ làm cái việc
phản ánh và lệch hướng của những mâu thuẫn xã hội và kinh tế, kết quả
của bước nhảy đó. Sự thức tỉnh của cá tính từ đó tất yếu mang một tính
cách ít nhiều tiểu tư sản trong kinh tế, gia đình, thi ca. Đẳng cấp quan liêu
trở thành hiện thân của cá nhân chủ nghĩa cực đoan, đôi khi không kềm
chế. Chấp nhận và khuyến khích chủ nghĩa cá nhân trong kinh tế (khoán
sản phẩm, mảnh đất riêng của nông dân, tiền thưởng, huy chương), mặt
khác nó lại đàn áp nghiêm khắc những biểu hiện tiến bộ của chủ nghĩa cá
nhân trong lĩnh vực văn hóa tinh thần (quan điểm phê bình, hình thành ý
kiến cá nhân, phẩm cách cá nhân).
Trình độ một nhóm dân tộc càng cao hơn, sáng tạo văn hóa ở đó
càng cao hơn, những vấn đề xã hội và nhân cách đối với họ càng cốt thiết
hơn thì những gọng kềm của chế độ quan liêu đối với họ càng xiết chặt
hơn, nếu không nói là không chịu đựng được. Thực tế không thể nói được
về vẻ độc đáo của các nền văn hóa dân tộc khi chỉ một chiếc đũa của người
nhạc trưởng – hay nói đúng hơn một chiếc dùi cui của công an – cũng đủ để
chỉ đạo các chức năng tinh thần của tất cả các dân tộc trong Liên bang. Các
báo (và sách) Ucơrai (Ukrainien), Bạch Nga, gớocgi (Géorgien) hoặc Thổ
chỉ làm cái việc phiên dịch sang các thứ tiếng đó theo lệnh quan liêu. Báo
chí Matxcơva công bố hàng ngày bản dịch ra tiếng Nga những tụng ca dâng
lên các lãnh tụ do những nhà thơ giải thưởng quốc gia, thực tế là những vần
vè đáng khinh, bài này khác bài nọ chỉ ở mức độ nô lệ và vô nghĩa.
Nền văn hóa “Đại Nga” (grand russe) dưới chế độ cảnh sát ấy cũng
đau khổ như các nền văn hóa khác, nó sống chủ yếu nhờ vào thế hệ già
trưởng thành trước cách mạng. Thanh niên thì như bị đè nát dưới viên đá

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.