sự can thiệp của Nhà nước trên cơ sở của sở hữu tư nhân để cứu nó.
Chương trình nào của các chính phủ đi nữa, chủ nghĩa kinh tế nhà nước vẫn
cứ là chuyển những gánh nặng của hệ thống đang tàn lụi từ những kẻ mạnh
nhất sang những kẻ yếu nhất. Chủ nghĩa kinh tế nhà nước tránh cho các tiểu
chủ một sự sụp đổ hoàn toàn chỉ vì sự tồn tại của họ là cần thiết cho sự duy
trì nền đại sở hữu. Chủ nghĩa kinh tế nhà nước trong những cố gắng để điều
khiển kinh tế, không xuất phát từ nhu cầu phát triển các lực lượng sản xuất
mà từ sự chăm lo duy trì sở hữu tư nhân, làm hại cho những lực lượng sản
xuất đang nổi lên chống lại nó. Chủ nghĩa kinh tế nhà nước kìm hãm sức
bung ra của kỹ thuật bằng cách ủng hộ những nhà máy không có năng suất
và duy trì những tầng lớp xã hội ăn bám, tóm lại, nó hết sức phản động.
Câu nói của Mútxôlini “Ba phần tư kinh tế Ý, công nghiệp và nông
nghiệp, nằm trong tay Nhà nước” (26 tháng năm 1934) không nên hiểu theo
đúng nghĩa đen của nó. Nhà nước phát xít không phải là chủ của các nhà
máy, nó chỉ là người trung gian giữa các nhà tư bản. Khác nhau đáng kể
lắm! Tờ Popolo d’Italia nói về vấn đề này: “Nhà nước hiệp hội thống nhất
và điều khiển kinh tế, nhưng không quản lý nó (dirige e porta alla unità
l’economia, ma non fa l’economia, non gestice), như thế chẳng phải cái gì
khác hơn là chủ nghĩa tập thể hóa cộng thêm việc độc quyền sản xuất” (11
tháng sáu 1936). Đối với nông dân và nói chung, đối với tiểu chủ, quan liêu
được coi như một lãnh chúa quyền thế; đối với bọn trùm tư bản, họ là
người thứ nhất thay quyền. Ferocci, nhà mácxít người Ý, đã viết rất đúng:
“Nhà nước hiệp hội chỉ là nhân viên được ủy thác của tư bản độc quyền –
Mutxôlini bắt Nhà nước phải gánh chịu mọi sự nguy hiểm của các xí
nghiệp và dành cho bọn tư bản tất cả lợi nhuận của việc kinh doanh”. Về
mặt này, Hitle đi theo vết chân Mútxôlini. Sự lệ thuộc giai cấp của Nhà
nước phát xít xác định giới hạn của nền kinh tế chỉ huy mới và cả cái nội
hàm thực tế của nó: Vấn đề không phải là tăng quyền lực của con người đối
với thiên nhiên vì lợi ích của xã hội, mà là sự bóc lột xã hội vì lợi ích một
thiểu số. Mútxôlini tự phỉnh phờ: “Nếu tôi muốn thiết lập ở Ý chủ nghĩa tư
bản nhà nước hay chủ nghĩa xã hội nhà nước, cái đó không thành vấn đề,
ngày nay tôi đã có đủ mọi điều kiện cần thiết”. Từ một điều kiện: tước