văn phong của những bức điện ấy đã được ấn định trong hiến pháp lần
trước.
Đề mục đầu tiên gọi là Về cấu trúc xã hội kết thúc bằng những lời:
“Nguyên lý của chủ nghĩa xã hội: làm việc tùy theo khả năng, hưởng thụ
tùy theo lao động, được áp dụng ở Liên xô”. Cái công thức không vững
vàng ấy, nếu không nói là mơ hồ, cho dù thật là vô nghĩa, chuyển từ những
bài diễn văn, bài báo sang văn bản đã được nghiên cứu chín muồi của đạo
luật cơ bản, chứng tỏ cái phần dối trá trong hiến pháp mới, phản ánh tâm
trạng của đẳng cấp lãnh đạo nhiều hơn sự hoàn toàn thiếu khả năng lý
thuyết của các nhà lập pháp. Không có gì khó khăn để đoán xem “nguyên
lý” mới sẽ khẳng định như thế nào. Để định nghĩa xã hội cộng sản, Mác sử
dụng công thức nổi tiếng: “Làm tùy sức, hưởng theo nhu cầu”. Hai vế
không tách rời nhau. “Làm tùy sức” có nghĩa là, theo sự giải thích cộng sản
chứ không phải tư bản, là sự làm việc của người không còn bị ép buộc nữa
để trở thành một nhu cầu bản thân; là xã hội không cần phải bó buộc nữa;
là chỉ có những người ốm và những người bất bình thường mới trốn tránh
việc lao động. Làm việc tùy sức tức là tùy theo phương tiện thể xác và tâm
lý của họ, không tự thúc ép mình; các thành viên của cộng đồng, nhờ có kỹ
thuật cao, sẽ làm cho các nhà kho của xã hội chứa đủ để mỗi người có thể
sử dụng thoải mái, “theo nhu cầu của mình”, không có sự kiểm tra nhục
nhã. Công thức của chủ nghĩa cộng sản, hai vế nhưng không thể phân chia,
như vậy đòi hỏi sự thừa thãi, bình đẳng, sự phát triển đầy đủ nhân cách và
một kỷ luật rất cao.
Về tất cả những phương diện đó, Nhà nước ở Liên xô gần chủ nghĩa
tư bản lạc hậu nhiều hơn là chủ nghĩa cộng sản. Nó chưa có thể nghĩ đến
việc cho mọi người hưởng “theo nhu cầu” và cũng vì lẽ đó, cho mọi công
dân được làm việc “tùy theo sức họ”. Nó buộc phải duy trì lối làm việc theo
sản phẩm mà nguyên lý có thể phát biểu như sau: “rút nhiều nhất và cho ít
nhất đối với mỗi người”. Dĩ nhiên không ai ở Liên xô làm việc trên giới
hạn “sức lực” của mình hiểu theo nghĩa tuyệt đối, hoặc trên giới hạn tiềm