theo ý muốn của họ. Người ta sẽ sai lầm nếu từ đó mà kết luận rằng hiến
pháp ngày mai sẽ bảo đảm cho họ khả năng đó. Nhưng một mặt khác của
vấn đề đáng cho chúng ta quan tâm lúc này. Cái chúng tôi được quyền ban
hay không ban cho nhân dân quyền tự do đầu phiếu ấy là ai? Là cái tầng
lớp quan liêu mà nhân danh nó Stalin phát biểu và hành động. Những điều
tiết lộ của ông ta nhằm vào đảng lãnh đạo và Nhà nước, bởi vì ông ta chiếm
được chức vị tổng bí thư cũng là nhờ một hệ thống không cho phép những
thành viên của đảng lãnh đạo được bầu người như họ muốn. Những lời:
“Chúng tôi muốn cho các công dân Liên xô quyền tự do được bỏ phiếu...”
còn vạn lần quan trọng hơn các hiến pháp Liên xô cũ nói chung, do tính vô
sỉ của chúng làm nổi bật lên cái nào là cái hiến pháp thật sự của Liên xô, nó
được làm không phải trên mặt giấy mà trong cuộc đấu tranh của các lực
lượng xã hội.
Dân Chủ Và Đảng
Lời hứa hẹn ban cho các công dân xô viết quyền được tự do bỏ phiếu
“cho những ai họ muốn bỏ” là một lối nói theo phép ẩn dụ bay bướm nhiều
hơn là một công thức chính trị. Các công dân Liên xô thực ra sẽ chỉ có
quyền chọn những “đại biểu” của họ trong đám những ứng cử viên do các
thủ lĩnh trung ương và địa phương của đảng chỉ ra cho họ. Đúng là đảng
bônsêvích đã thực hiện độc quyền về chính trị trong giai đoạn đầu của kỷ
nguyên xô viết. Nhưng đồng nhất hóa hai hiện tượng ấy sẽ chỉ là lấy cái bề
ngoài làm sự thật. Sự cấm đoán những đảng đối lập là một phương pháp
tạm thời do những bức thiết của nội chiến, do phong tỏa, do can thiệp của
nước ngoài và do nạn đói kém tạo ra. Và đảng cầm quyền lúc đó là tổ chức
chân chính của bộ phận tiền phong vô sản, có sinh hoạt phong phú. Đấu
tranh giữa các nhóm, giữa các phái trong nội bộ, với một chừng mực nào
đó, có thể coi như đấu tranh giữa các đảng. Bây giờ chủ nghĩa xã hội đã
thắng, “kiện toàn và không thay đổi được”, sự hình thành những phe phái
trong đảng bị trừng phạt, giam giữ, tù đày trong các trại tập trung, nếu
không bị một viên đạn vào gáy. Sự cấm đoán các đảng phái, biện pháp tạm