CUỘC CÁCH MẠNG BỊ PHẢN BỘI - Trang 239

cách mạng chưa bao giờ thuận lợi cho sự sáng tạo văn hóa, nó mới chỉ là
thời kỳ mở đường cho công việc này. Chuyên chính vô sản mở ra cho tài
năng con người một chân trời càng rộng khi nó thôi không là chuyên chính
nữa. Văn minh xã hội chủ nghĩa sẽ chỉ tươi nở với sự tàn lụi của nhà nước.
Qui luật đơn giản và cứng rắn ấy buộc phải lên án chế độ chính trị hiện
hành của Liên-xô, không cách nào cứu vãn được. Nền dân chủ xô-viết
không phải là một yêu sách chính trị trừu tượng hoặc tinh thần. Đó là vấn
đề sống còn của đất nước.

Nếu Nhà nước mới không có quyền lợi nào khác quyền lợi của xã
hội dân sự, sự tiêu vong của các chức năng cưỡng bức của nó sẽ phải biến
đi dần dần và không rõ nét. Nhưng Nhà nước không phải là thoát xác.
Những chức năng đặc biệt tự tạo ra những cơ quan cần thiết. Tầng lớp quan
liêu, nhìn toàn bộ, chú ý đến chức năng ít hơn là quyền lợi mà chức năng
đó đem lại cho họ. Đẳng cấp thống trị cố gắng duy trì và củng cố các cơ
quan cưỡng bức. Nó chẳng tiếc gì, kiêng dè ai, để vẫn được nắm quyền và
gìn giữ những lợi quyền của nó. Sự việc càng đi ngược chiều với nó, nó
càng thẳng tay không thương xót đối với những phần tử tiên tiến trong nhân
dân. Cũng như nhà thờ thiên chúa giáo, nó dựng lên giáo lý không thể sai
lầm sau khi sự suy tàn của nó bắt đầu, nhưng nó đã đưa giáo lý ấy lên một
tầm cao mà giáo hoàng không thể mơ ước.
Sự thần thánh hóa Stalin đến mức ngày càng vô sỉ là cần thiết cho
chế độ này, mặc dầu tính chất hài hước của nó. Tầng lớp quan liêu cần có
một trọng tài tối cao, bất khả xâm phạm, đệ nhất tổng tài, nếu không phải là
hoàng đế và nó kiệu lên trên vai nó con người đáp ứng tốt nhất cho lòng
ham muốn thống trị của nó. Tính “kiên quyết” của lãnh tụ mà các văn nhân
tài tử phương Tây hết lời ca ngợi, chỉ là cái kết quả tổng hợp của một đẳng
cấp sẵn sàng làm bất cứ việc gì để tự vệ. Mỗi viên chức chứng tỏ công khai
“Nhà nước là anh ta”. Mỗi người nhận thấy mình dễ dàng ở Stalin. Stalin
tìm thấy ở mỗi người hơi thở của tâm thần mình. Stalin là hiện thân của
tầng lớp quan liêu và điều đó tạo nên nhân cách chính trị của y.
Chế độ độc tài quân phiệt Xêda (hoàng đế La Mã) hay hình thức tư
sản của nó là chế độ bônapác, bước vào sân khấu lịch sử khi cuộc đấu tranh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.