buộc tội những người cứng cỏi hơn.
Ngày 5 tháng sáu 1936, tờ Sự Thật bình luận bản hiến pháp “dân
chủ nhất thế giới” viết “sẽ là ngu ngốc không thể tha thứ được” nếu nghĩ
rằng, các giai cấp đã bị thanh toán thì “các lực lượng giai cấp thù địch với
chủ nghĩa xã hội sẽ cam tâm chịu sự thất bại…cuộc chiến đấu vẫn chưa
chấm dứt”. Vậy những lực lượng giai cấp thù địch ấy là ai? Đó là “tàn dư
của những nhóm phản cách mạng, bạch vệ các loại và nhất là chủng loại
trốtkít-dinôviép…” Sau lời ghi chú bất hủ “gián điệp và hành động khủng
bố phá hoại” (của những người trốtkít-dinôviép!), cơ quan của Stalin hứa
hẹn “Chúng ta sẽ tiếp tục thẳng tay tiêu diệt những kẻ thù của nhân dân,
bọn rắn độc và bọn điên rồ trốtkít, cho dù chúng ngụy trang khéo cách
nào”. Những lời đe dọa ấy, hàng ngày được các báo nhắc lại, đã đi kèm
theo với hoạt động của Ghêpêu.
Một anh Pêtơrốp (Petrov) nào đó, đảng viên từ 1918, chiến sĩ trong
nội chiến, sau đó là kỹ sư nông nghiệp xô-viết và thuộc phái đối lập cánh
hữu, vượt khỏi nơi đi đày năm 1936 và ra được nước ngoài, viết về những
người “trốtkit” trong một tờ báo của di tản tự do, như sau: “Phần tử cánh
tả? Theo đúng tâm lý, đó là những người cách mạng cuối cùng. Chân chính
nóng bỏng. Không có gì của thói chạy theo tư lợi, nhờ nhờ xám, không có
thỏa hiệp. Những con người đáng phục. Những ý nghĩ ngây ngô... Đốt cháy
vũ trụ và các loại ảo tưởng khác…”. Hãy để vấn đề “tư tưởng” ra một bên.
Sự đánh giá tinh thần những phần tử cánh tả do những địch thủ cánh hữu
của họ biểu lộ một sự thực hùng hồn tự phát. Chính những “người cách
mạng cuối cùng chân chính và nóng bỏng” ấy, các tướng tá Ghêpêu đã
buộc tội họ là …phản cách mạng vì lợi ích của chủ nghĩa đế quốc.
Cơn cuồng loạn của phái quan liêu trút căm hờn vào phái bônsêvích
đối lập có một ý nghĩa chính trị nổi bật trước việc xóa bỏ những điều hạn
chế các quyền trước kia qui định cho những người nguồn gốc tư sản.
Những sắc lệnh hòa giải cho phép họ được có những chức vụ và được đi
vào những ngành học cao, xuất phát từ tư tưởng cho rằng, sự chống phá của
các giai cấp thống trị xưa kia đã chấm dứt, trong khi trật tự mới đã tỏ ra
vững chắc. “Nhưng những hạn chế ấy trở thành thừa”, Môlôtốp giải thích