mỗi chữ dựa vào những bằng chứng bi thảm và những tên người…”
“Trong đám những nạn nhân và người đối lập, đa số lặng lẽ, một
thiểu số anh hùnglà những người gần gũi với tôi hơn cả, đáng quí vì nghị
lực, vì sự sáng suốt, vì tính kiên cường, sự gắn bó với chủ nghĩa bônsêvích
thời cách mạng. Họ chỉ vài nghìn nhập đảng từ buổi đầu, chiến hữu cũ của
Lênin và Trốtki. Những người xây dựng các nước Cộng hòa xô-viết khi xô
viết còn tồn tại. Chỉ có họ mới còn nêu lên các nguyên lý của chủ nghĩa xã
hội và mới cố gắng đấu tranh, chấp nhận mọi hy sinh, để bảo vệ quyền lợi
của giai cấp công nhân…”
“Những người bị giam giữ nơi xa ấy sẽ đúng vững đến cùng, cho dù
không được thấy mọc lên bình minh mới trên bầu trời cách mạng. Các
chiến sĩ cách mạng phương Tây có thể tin vào họ: ngọn lửa sẽ được giữ
gìn, dù trong nhà ngục. Họ tin vào chúng ta. Chúng ta cần phải bảo vệ họ,
bảo vệ nền dân chủ lao động trên thế giới, trả lại cho chuyên chính vô sản
cái khuôn mặt của người giải phóng, trả lại một ngày kia cho Liên-xô tinh
thần cao cả của đất nước này và sự tín nhiệm của giai cấp cần lao…”
Một Cuộc Cách Mạng Mới Sẽ Không Tránh Khỏi
Suy nghĩ về sự tiêu vong Nhà nước, Lênin nói rằng thói quen tôn
trọng các qui chế của đời sống tập thể có thể làm chấm dứt mọi sự cưỡng
bức “nếu không có gì gây ra sự bất bình, sự phản đối và bạo loạn cần phải
đàn áp”. Tất cả là trong chữ nếu ấy. Chế độ hiện nay của Liên-xô, cứ mỗi
bước lại gây ra những sự phản đối, càng nhức nhối vì chúng bị bóp nghẹt.
Tầng lớp quan liêu không chỉ là một bộ máy cưỡng bức, nó còn là một
nguyên nhân thường xuyên gây khiêu khích. Chỉ riêng sự có mặt một đẳng
cấp những ông thủ trưởng tham lam, dối trá và vô liêm sỉ cũng đủ gây ra
một sự công phẫn ngấm ngầm. Sự cải thiện cho đời sống công nhân không
hòa giải được họ với chính quyền, không những thế, khi nâng cao phẩm
chất họ lên và mở mang tư duy họ đến những vấn đề chính trị đại cương, nó
tạo điều kiện cho sự xung đột của họ với những người lãnh đạo.
Những “thủ trưởng” không thể bãi miễn thích nhắc lại sự cần thiết