Leon Trotsky
Cuộc Cách Mạng Bị Phản Bội
Dịch giả: Hoàng Khoa Khôi
- 2 -
SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ NHỮNG “DÍCH DẮC” (NGOẮT
NGOÉO) CỦA LÃNH ĐẠO
“Chủ Nghĩa Cộng Sản Thời Chiến”, Chính Sách Tân Kinh Tế (NEP), Và
Chính Sách Đối Với Phú Nông (Kulak)
Đường cong biểu diễn sự phát triển của kinh tế xô viết còn xa mới đi lên
một cách đều đặn. Trong mười tám năm lịch sử của chế độ mới, người ta có
thể phân biệt rõ ràng nhiều giai đoạn, đánh dấu bằng những cuộc khủng
hoảng sâu sắc. Một cái nhìn tổng quát ngắn về lịch sử kinh tế của Liên xô,
xem xét mối liên quan với đường lối chính trị của chính phủ đối với chúng
ta là cần thiết cho sự chẩn đoán cũng như sự dự đoán. Ba năm sau cách
mạng là những năm của một cuộc nội chiến rõ nét và kịch liệt. Đời sống
kinh tế lúc đó hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu của các mặt trận. Trước
tình hình quá ít ỏi về tài nguyên, đời sống văn hóa bị đẩy vào hàng thứ yếu
mà đặc điểm là sự mở rộng táo bạo của tư duy sáng tạo và trước hết là tư
tưởng của Lênin. Đó là giai đoạn được gọi là “Chủ nghĩa cộng sản thời
chiến” (1918-1921), đi song song anh dũng với “Chủ nghĩa xã hội thời
chiến” của các nước tư bản. Các mục tiêu kinh tế của chính quyền xô viết
chủ yếu tập trung vào việc ủng hộ công nghiệp chiến tranh và trông vào
những kho dự trữ nghèo nàn hiện có để chống nạn đói kém và cứu đám dân
thành thị khỏi chết đói. Xét đến cùng, chủ nghĩa cộng sản thời chiến là sự
qui định việc tiêu thụ trong một pháo đài bị phong tỏa.
Tuy nhiên phải thừa nhận rằng những ý đồ ban đầu của nó còn rộng
lớn hơn. Chính phủ xô viết hy vọng và mưu tính rút ra từ những điều qui
định một nền kinh tế chỉ huy trong lĩnh vực tiêu thụ cũng như trong lĩnh