sẽ có một cục diện thuận lợi khác hẳn. Tuy nhiên, có thể nói một cách hoàn
toàn chắc chắn rằng dù trong giả thuyết may mắn đó, cũng phải từ bỏ cách
phân phối sản phẩm qua tay Nhà nước và trở về với phương pháp thương
nghiệp.
Lênin nêu sự cần thiết phải thiết lập lại thị trường do sự tồn tại trong
nước hàng triệu nông dân làm ăn riêng lẻ, quen xác định những quan hệ của
họ với môi trường xung quanh bằng buôn bán. Sự lưu thông hàng hóa phải
là “mối hàn” giữa những người nông dân và công nghiệp quốc hữu hóa.
Công thức lý thuyết của “mối hàn” ấy rất đơn giản: công nghiệp phải cung
cấp cho nông thôn những hàng hóa cần thiết với những giá khiến cho Nhà
nước có thể từ bỏ việc trưng thu những sản phẩm của nông nghiệp.
Không còn nghi ngờ gì nữa, sự lành mạnh hóa và ổn định các mối
quan hệ kinh tế với nông thôn là nhiệm vụ cần kíp nhất và gai góc nhất của
chính sách Tân Kinh Tế (NEP). Kinh nghiệm cho thấy chính công nghiệp,
mặc dầu đã được xã hội hóa, cũng cần những phương pháp tính toán tiền
nong do chủ nghĩa tư bản xây dựng nên. Kế hoạch không thể chỉ dựng trên
những dữ kiện của trí tuệ. Luật cung cầu đối với nó còn lâu dài vẫn là cơ sở
vật chất cần thiết và là cái hiệu chỉnh để cứu nguy.
Thị trường hợp pháp hóa bắt đầu phát huy tác dụng của mình với sự
hỗ trợ của một hệ thống tiền tệ được chấn chỉnh lại. Ngay từ 1923, với sự
thúc đẩy đầu tiên đến từ nông thôn, công nghiệp phục hồi và biểu thị ngay
một sự hoạt động sôi nổi. Chỉ cần chỉ ra rằng sản xuất tăng gấp đôi năm
1922 và 1923 và năm 1926 đạt mức trước chiến tranh, có nghĩa là gấp năm
lần kể từ 1921. Mùa màng cũng tăng song song nhưng với mức độ kém
hơn.
Kể từ năm mấu chốt 1923, những bất đồng quan điểm về quan hệ
giữa công nghiệp và nông nghiệp, bất đồng đã biểu hiện từ trước, trầm
trọng thêm trong đảng lãnh đạo. Trong một nước đã cạn nguồn dự trữ và
kho tàng, công nghiệp chỉ có thể phát triển bằng cách vay của nông dân ngũ
cốc và nguyên liệu. Nhưng những “món vay cưỡng ép” quá to bóp nghẹt
tính kích thích sức lao động: người nông dân, không tin ở cuộc sống sung
sướng đi sau, trả lời sự trưng dụng lúa mì bằng sự đình gieo hạt. Những sự