lối của chính phủ mà khẩu hiệu là “Quay về với nông thôn!” thực tế làm lợi
cho kulak. Thuế nông nghiệp đối với bần nông nặng hơn rất nhiều so với
những anh giàu có, ngoài ra bọn này còn rút mất phần tính túy của tín dụng
Nhà nước. Lúa dư thừa, chủ yếu chỉ có phú nông lớn mới có, dùng để nô lệ
hóa người nghèo và bán với giá đầu cơ cho tiểu tư sản thành thị. Bukharin
(Boukharine), lúc đó là lý thuyết gia của phân số lãnh đạo, quẳng vào nông
thôn khẩu hiệu nổi tiếng: “Các anh hãy làm giàu đi!” Về mặt lý thuyết, điều
đó có nghĩa là sự đồng hóa dần dần những người kulak vào chủ nghĩa xã
hội. Trên thực hành, điều đó có nghĩa là sự làm giàu của thiểu số trên lưng
tối đại đa số.
Chính phủ bị cầm tù vì chính đường lối của mình, buộc phải lùi
từng bước trước giai cấp tiểu tư sản nông thôn. Sự sử dụng nhân công trả
lương trong nông nghiệp và sự thuê đất được hợp pháp hóa năm 1925.
Quần chúng nông dân chia làm hai cực: anh tư bản nhỏ và anh làm thuê
công nhật. Nhà nước không có hàng công nghiệp, do đó bị loại trừ khỏi thị
trường nông thôn. Một nhân vật trung gian xuất hiện như mọc dưới đất lên
giữa anh kulak và anh tiểu chủ thủ công. Những nhà máy của Nhà nước
cũng phải ngày càng nhiều hơn dựa vào con buôn để tìm nguyên liệu. Đâu
đâu người ta cũng cảm thấy ngọn triều tư bản chủ nghĩa đang dâng. Tất cả
những ai có suy nghĩ đều dễ thấy sự biến đổi các hình thái tư hữu còn xa
mới giải quyết dứt khoát được vấn đề chủ nghĩa xã hội và chỉ mới là đặt
vấn đề.
Năm 1925, trong khi chính sách ưu đãi kulak đang lúc cực thịnh,
Stalin bắt đầu chuẩn bị việc xóa bỏ quốc hữu hóa ruộng đất. Một nhà báo
xô viết đặt câu hỏi: “Phải chăng, vì lợi ích của nông nghiệp, sẽ giao cho
mỗi nông dân mảnh đất trong mười năm?” - Stalin trả lời: “Sẽ giao cho cả
đến bốn mươi năm!” Dân ủy nông nghiệp nước cộng hòa Giêocgi, theo chỉ
thị riêng của Stalin, đề nghị dự luật về xóa bỏ quốc hữu hóa ruộng đất. Mục
đích là để đem lại niềm tin vào tương lai cho người chủ trại. Ngay từ mùa
xuân 1926, gần 60% lúa mì bán ra nằm trong tay 6% nông dân, Nhà nước
thiếu ngũ cốc cho ngoại thương và cho cả nhu cầu trong nước. Hàng xuất
cảng ít đến mức vô nghĩa buộc Nhà nước phải thôi nhập cảng hàng công