CUỘC CÁCH MẠNG BỊ PHẢN BỘI - Trang 38

điểm đó, phái đối lập đã giành được thắng lợi, những mưu toan đánh thẳng
vào việc quốc hữu hóa ruộng đất đã phải dừng. Nhưng không phải chỉ có
vấn đề hình thức của sở hữu ruộng đất.
Cương lĩnh của phái đối lập còn nói “Trước tầm quan trọng ngày
càng lớn của các trại cá nhân ở nông thôn, ta phải chống lại bằng sự tăng
trưởng nhanh hơn của các tổ chức làm ăn tập thể. Dứt khoát mỗi năm cần
phải cấp những khoản tiền quan trọng ủng hộ bần nông tổ chức làm ăn tập
thể”. “Toàn bộ hoạt động của hợp tác xã phải thấm nhuần ý thức cần thiết
biến sản xuất nhỏ thành sản xuất lớn tập thể”. Người ta ngoan cố coi là
không tưởng trong một tương lai gần mọi chương trình lớn về tập thể hóa.
Trong việc chuẩn bị cho đại hội XV của đảng nhằm khai trừ phái đối lập,
chủ tịch tương lai Hội đồng dân ủy Môlôtôp nhắc lại: “Trong những điều
kiện hiện tại, người ta không thể để mình rơi (!) xuống mức những ảo
tưởng của bần nông về tập thể hóa quảng đại quần chúng”. Lúc ấy là cuối
năm 1927. Và phân số lãnh đạo vẫn còn rất xa đường lối của họ sẽ phải làm
ở nông thôn!
Những năm ấy (1923-28) cũng là những năm đấu tranh của liên
minh nắm chính quyền (Stalin, Môlôtôp, Rưcôp (Rykov), Tomski,
Bukharin; Dinôviep và Kamênep đã chuyển sang phía tả đối lập (đầu năm
1926) chống với những người “siêu công nghiệp hóa” tán thành kế hoạch.
Sử gia tương lai không khỏi ngạc nhiên khi nhận thấy sự ngờ vực thiếu
thiện chí của những người cầm đầu chính phủ một quốc gia xã hội chủ
nghĩa đối với mọi sáng kiến kinh tế táo bạo. Nhịp điệu công nghiệp hóa
theo kinh nghiệm, được tăng trưởng nhanh do những thúc đẩy bên ngoài,
mọi tính toán đều phải đột ngột sửa lại một cách thô bạo trong tiến trình
công tác, theo một sự gia tăng cực độ về tổng chi phí. Kể từ 1923, khi phái
đối lập đã đòi hỏi một kế hoạch năm năm, đề nghị này được tiếp đón bằng
những lời nhạo báng giống như anh tiểu tư sản sợ “nhảy vào khoảng hư
vô”. Tháng tư năm 1927, trong hội nghị toàn thể ban chấp hành trung ương,
Stalin còn khẳng định rằng, đối với chúng ta, việc dự tính xây dựng nhà
máy điện lớn Đơniép (Dniéper) cũng như đối với người mugích (nông dân)
đáng lẽ mua một con bò cái lại đi mua một cái máy hát. Câu cách ngôn ấy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.