tóm tắt cả một chương trình. Không phải là thừa, nếu cần nhắc lại việc báo
chí tư sản toàn cầu, tiếp theo là báo chí xã hội chủ nghĩa, lặp lại một cách
thích thú những lời buộc tội công khai chống lại cánh tả đối lập về tội đưa
chủ nghĩa lãng mạn vào trong công nghiệp.
Trong khi đảng tranh cãi ầm ĩ, người nông dân trả lời việc thiếu
hàng công nghiệp bằng một cuộc đình công ngày càng dai dẳng: họ không
chịu mang lúa ra chợ và tăng diện gieo giống. Cánh hữu (Rưcôp, Tômski,
Bukharin) lúc đó lên giọng, đòi mở rộng tự do hơn cho các xu hướng tư
bản chủ nghĩa ở nông thôn: nâng giá lúa mì, cho dù biện pháp đó có làm
chậm sự phát triển của công nghiệp. Do đường lối như thế, giải pháp duy
nhất là nhập cảng hàng công nghiệp đổi bằng những nguyên liệu mà các
chủ trại cho xuất khẩu. Như thế, đáng lẽ nối kinh tế nông dân với công
nghiệp xã hội chủ nghĩa thì lại nối người phú nông với chủ nghĩa tư bản thế
giới. Chẳng phải làm cách mạng Tháng mười làm gì nữa.
Trong hội nghị đảng năm 1926, đại diện phái đối lập
phản bác:
“Sự đẩy nhanh công nghiệp hóa và đặc biệt sự đánh thuế mạnh hơn vào
phú nông sẽ đem lại nhiều hàng hóa hơn và như thế có thể hạ giá hàng...
Công nhân được lợi ở chỗ đó, và đa số nông dân cũng vậy... Chúng ta quay
về với nông thôn không có nghĩa là quay lưng với công nghiệp mà có nghĩa
là hướng công nghiệp về nông thôn bởi vì nông thôn chẳng cần gì ngắm bộ
mặt một Nhà nước không có công nghiệp.”
Để trả lời chúng tôi, Stalin đã nghiền nát những “Kế hoạch quái đản
của phái đối lập”; công nghiệp không được “vượt lên trước nhiều quá, xa
rời nông nghiệp và nhịp điệu tích lũy của đất nước chúng ta”. Những nghị
quyết của đảng tiếp tục nhắc lại những chân lý sơ đẳng về sự thích nghi thụ
động với nhu cầu của các chủ trại mới giàu lên. Đại hội thứ XV của đảng
cộng sản, họp tháng mười hai 1927, để đánh bại hoàn toàn phái “siêu công
nghiệp hóa,” đưa ra lời cảnh cáo về “nguy cơ đầu tư quá lớn cho công cuộc
xây dựng công nghiệp.” Phân số lãnh đạo vẫn chưa muốn thấy những nguy
cơ khác.
Năm kinh tế 1927-28 kết thúc thời kỳ gọi là phục hồi trong đó công
nghiệp công tác chủ yếu với thiết bị trước cách mạng và nông nghiệp với