CUỘC CÁCH MẠNG BỊ PHẢN BỘI - Trang 37

nghiệp và hạn chế đến mức thấp nhất việc nhập cảng nguyên liệu và máy
móc.
Làm trở ngại công cuộc công nghiệp hóa và gây tác hại cho đại đa
số nông dân, đường lối ưu đãi phú nông, ngay từ 1924-1926, bộc lộ rõ rệt
những hậu quả chính trị: gây một niềm tin tưởng đặc biệt cho giai cấp tiểu
tư sản thành thị và nông thôn. Nó dẫn đến việc số người này nắm được
nhiều xô viết địa phương; nó tăng cường sức mạnh và củng cố bộ máy quan
liêu, ngày càng đè nặng lên giai cấp công nhân; nó kéo theo sau sự xóa bỏ
hoàn toàn mọi hình thái dân chủ trong đảng và trong xã hội xô viết. Sức
mạnh tăng lên của phú nông làm cho Dinôviep (Zinoviev) và Kamênep
(Kamenev), hai thành viên quan trọng của nhóm lãnh đạo hoảng sợ - và
chắc chắn không phải là điều ngẫu nhiên - họ cũng là chủ tịch của xô viết
của hai trung tâm vô sản quan trọng nhất, Lêningơrat (Leningrad) và
Matxcơva. Nhưng các tỉnh và nhất là bọn quan liêu ủng hộ Stalin. Đường
lối khích lệ trại chủ lớn đã thắng. Dinôviep và Kamênep, theo sau là những
người cùng phái với họ, năm 1926 bắt tay với phái đối lập năm 1923 (gọi là
“Trốtki” - Troskyite).
Lẽ tự nhiên phân số lãnh đạo không khi nào ruồng bỏ “nguyên lý”
hợp tác hóa nông nghiệp. Nhưng người ta đẩy lùi nó ra xa hàng chục năm.
Năm 1927, dân ủy tương lai về nông nghiệp Zacốplép (Yakovlev) viết rằng
sự biến đổi xã hội chủ nghĩa ở nông thôn chỉ có thể thực hiện bằng công
cộng hóa “lẽ tự nhiên không phải trong một, hai hoặc ba năm và có lẽ cũng
không phải trong mười năm...”. “Những nông trường tập thể và làng xã, -
ông ta viết trong một đoạn sau, - vẫn còn và chắc chắn vẫn còn lâu dài là
những ốc đảo nhỏ giữa những mảnh đất bị chia vụn...”. Thật thế, chỉ mới có
0,8% hộ nông dân tổ chức làm ăn tập thể.
Trong đảng, cuộc đấu tranh cho cái mạo nhận là “Đường lối chính
cương” nổ bùng công khai năm 1923 và kể từ 1926 trở thành đặc biệt gay
gắt và sôi nổi. Trong cương lĩnh rộng lớn của mình bao quát tất cả vấn đề
kinh tế và chính trị, phía đối lập viết: “Đảng phải không khoan nhượng lên
án một khuynh hướng dẫn đến sự xóa bỏ hoặc làm yếu việc quốc hữu hóa
ruộng đất, là một trong những nền móng của chuyên chính vô sản”. Về

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.