chóng diện canh tác của nhà Nước, các nông trường quốc doanh và diện
canh tác nông dân tập thể, các nông trường tập thể. Nhưng sự thiếu thốn
nghiêm trọng lương thực không cho phép từ bỏ những cuộc hành quân về
nông thôn, chương trình vực dậy việc canh tác trên những mảnh đất manh
mún, vì vậy bị treo lơ lửng trong khoảng không. Phải “trượt theo đà của tập
thể hóa.” Các “biện pháp bất thường” tạm thời dùng để lấy lúa mì, làm nảy
sinh điều không ai ngờ đến là chương trình “thanh toán các phú nông về
mặt giai cấp.” Những chỉ lệnh mâu thuẫn nhau, còn nhiều hơn các khẩu
phần bánh mì, chứng tỏ hiển nhiên sự thiếu mọi chương trình trong nông
nghiệp, không phải cho năm năm, mà cả cho năm tháng.
Theo kế hoạch được xây dựng dưới ngọn roi của cơn khủng hoảng
về tiếp tế lương thực, nông nghiệp tập thể hóa đến cuối năm thứ năm phải
thu hút được gần 20% hộ nông dân. Chương trình ấy thật là to tát nếu
người ta biết rằng công cuộc tập thể hóa trong mười năm trước chỉ thu
được không đầy 1% số hộ. Nó lại còn được vượt rất xa ngay từ nửa đầu của
thời hạn năm năm.
Tháng mười một 1929, Stalin, từ bỏ những do dự của mình, thông
báo chấm dứt nền nông nghiệp manh mún: “Từng làng trọn vẹn, từng tổng,
cả từng quận, nông dân đi vào nông trang tập thể.” Zacôplep, mới hai năm
trước còn chứng minh các nông trang tập thể rất nhiều năm vẫn “còn là
những ốc đảo giữa vô số những mảnh vụn”. Hôm nay, với tư cách là dân ủy
nông nghiệp, ông ta nhận nhiệm vụ đi “thanh toán Kulak về mặt giai cấp”
và áp đặt việc tập thể hóa toàn bộ “trong thời hạn ngắn nhất.” Năm 1929,
số hộ vào nông trang tập thể từ 1.7% lên 9%; rồi con số đạt 23,6% năm
1930, 52,7% năm 1931 và 61,5% năm 1932.
Chắc không còn có ai để nhắc lại cái mớ ý kiến tự do bùng nhùng
cho rằng sự tập thể hóa toàn bộ chỉ là kết quả của riêng bạo lực. Trong cuộc
đấu tranh giành đất vì thiếu đất, nông dân ngày xưa đã nổi dậy chống lãnh
chúa và đôi khi đi lập trại chinh phục những vùng hoang; hoặc họ lập
những giáo phái, ở đó người mugich bù vào chỗ thiếu đất bằng khoảng
trống của trời. Từ khi trưng dụng các đất đai lớn và phân manh mún các
mảnh đất nhỏ, sự tập hợp những mảnh đất này thành những mảnh lớn hơn