Chính do sự suy nghĩ của mình, Lênin đã đem lại cho quan niệm
của Mác một hình thức sâu đậm nhất nên ông vạch ra cội nguồn của những
khó khăn sắp đến, kể cả của chính bản thân, mặc dầu Lênin không có thời
giờ để đẩy sự phân tích đến cùng. “Nhà nước tư bản không có giai cấp tư
sản” đã tỏ ra không thể đi đôi với nền dân chủ Xô viết chân chính. Tính hai
mặt của những chức năng của Nhà nước không thể không biểu hiện ra
trong cấu trúc của nó. Thực nghiệm đã chỉ ra những điều mà lý thuyết chưa
có thể dự kiến thật rõ ràng đầy đủ: nếu “Nhà nước của những công nhân
được vũ trang” có lý do đầy đủ tự bảo tồn khi phải bảo vệ tài sản xã hội hóa
chống lại bọn phản cách mạng, thì khi phải điều chỉnh sự bất bình đẳng
trong lĩnh vực tiêu thụ, vấn đề lại hoàn toàn khác. Những người không có
gì để sở hữu không có thiên hướng tạo ra đặc quyền đặc lợi và bảo vệ
chúng. Đại đa số không thể quan tâm đến quyền lợi ưu đãi của thiểu số. Để
bảo vệ “pháp quyền tư sản”, Nhà nước lao động buộc phải lập ra một cơ
quan kiểu “tư sản”, nói gọn hơn, trở lại với anh sen đầm, khoác cho anh ta
một bộ binh phục mới.
Như thế chúng ta đã đi bước thứ nhất đến với sự hiểu biết mâu
thuẫn cơ bản giữa chương trình bônsêvích và thực tiễn Xô viết. Nếu Nhà
nước, đáng lẽ tàn lụi đi, lại càng ngày càng trở nên chuyên chế, độc đoán;
nếu những người được ủy quyền của giai cấp công nhân lại quan liêu hóa,
trong lúc chế độ quan liêu dựng lên trên đầu xã hội đổi mới, như thế không
phải là vì những nguyên nhân thứ yếu như là những tàn dư tâm lý của quá
khứ, v.v… mà là vì sự bức thiết phải hình thành sự chiêu đãi một thiểu số
có đặc quyền, chừng nào vẫn chưa bảo đảm được sự bình đẳng trong thực
tế.
Những khuynh hướng quan liêu ngăn cản hơi thở phong trào công
nhân sẽ bộc lộ ra khắp nơi sau cuộc cách mạng vô sản. Nhưng điều hoàn
toàn hiển nhiên là xã hội thoát thai từ cách mạng càng nghèo thì cái “quy
luật” ấy càng biểu hiện nghiệt ngã hơn, không quanh co che giấu; và chủ
nghĩa quan liêu càng mang những hình thức tàn bạo hơn, càng trở nên nguy
hiểm hơn cho sự phát triển của chủ nghĩa xã hội. Không phải là những “tàn
dư”, tự bản thân bất lực, của các giai cấp thống trị cũ đã ngăn cản sự tiêu