vong và sự bài trừ bọn quan liêu ăn bám, như học thuyết theo quan niệm
“mật vụ” của Stalin thường nêu ra, mà là những yếu tố mạnh hơn rất nhiều,
như sự đói nghèo vật chất, sự thiếu văn hóa chung và sự thống trị của
“pháp lý tư sản” biểu lộ, trong các lĩnh vực quan hệ trực tiếp và mạnh mẽ
đến con người: sự tồn tại của bản thân.
Sen Đầm Và “Nhu Cầu Xã Hội Hóa”
Hai năm trước khi ra đời Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản, Mác thời
còn trẻ viết: “Sự phát triển của các lực lượng sản xuất là điều kiện tiên
khởi, về mặt thực hành, tuyệt đối cần thiết (cho chủ nghĩa cộng sản) bởi vì
còn lý do này nữa, không có nó người ta sẽ xã hội hóa sự đói nghèo và sự
đói nghèo lại buộc người ta phải làm lại cuộc chiến đấu cho sự no đủ và do
đó lại làm sống lại tất cả mớ hỗn độn xưa kia…”
Ý kiến này Mác không bàn tới ở đâu cả, và không phải là điều ngẫu
nhiên: Mác không dự kiến thắng lợi của cách mạng trong một nước lạc hậu.
Lênin cũng không dừng lại ở chỗ này, và càng không phải là chuyện ngẫu
nhiên: Lênin không dự kiến Nhà nước Xô viết phải ở trong cảnh đơn độc
lâu ngày như thế. Vả lại, văn bản mà chúng tôi vừa trích dẫn ở Mác chỉ là
một giả thiết trừu tượng, một luận cứ bằng phương pháp đối chứng, cho
chúng ta cái chìa khóa lý thuyết duy nhất để đề cập những khó khăn hoàn
toàn cụ thể và những chứng bệnh của chế độ Xô viết. Trên mảnh đất lịch sử
của đói nghèo, càng trầm trọng hơn bởi sự tàn phá của các cuộc chiến tranh
đế quốc và nội chiến, “cuộc đấu tranh cho sự tồn tại” của cá nhân không
những còn lâu mới biến mất sau ngày giai cấp tư sản bị lật đổ, còn lâu mới
dịu xuống trong những năm tiếp theo, mà có lúc còn trở thành kịch liệt
chưa từng thấy: có cần phải nhắc lại những hành động dã man, tàn bạo đã
hai lần xảy ra trong một số vùng của đất nước?
Khoảng cách phân chia giữa nước Nga và phương Tây được đem ra
đo thật sự là lúc này. Trong những điều kiện thuận lợi nhất, tức là không có
sự đảo lộn ở bên trong và tai họa đến từ bên ngoài, Liên xô cũng phải nhiều
lần năm năm mới tiếp thu được toàn bộ thành tựu kinh tế và giáo dục, nó là
kết quả của hàng thế kỷ đối với những đứa con đầu lòng của nền văn minh