CUỘC CÁCH MẠNG BỊ PHẢN BỘI - Trang 82

trả công theo việc làm”. Thực tế các ông này đã ngụy biện lý thuyết! Khi
nhịp điệu lao động được quyết định bởi sự săn đuổi đồng rúp, con người
không làm việc theo “khả năng” tức là theo giới hạn của bắp thịt và cân
não, mà họ phải làm việc theo sự cưỡng bức. Cùng lắm phương pháp ấy chỉ
có thể biện hộ do sự nhu cầu nghiệt ngã; dựng nó lên tầm “nguyên lý cơ
bản của chủ nghĩa xã hội”, là dẫm đạp lên những lý tưởng của một nền văn
hóa mới và cao hơn, để rồi vùi chúng xuống lớp bùn quen thuộc của chủ
nghĩa tư bản.
Trên con đường ấy, Stalin tiến thêm một bước khi ông ta trình bày
phong trào stakhanôp là việc “chuẩn bị các điều kiện của thời kỳ quá độ từ
chủ nghĩa xã hội lên chủ nghĩa cộng sản”. Bây giờ bạn đọc thấy cần thiết
phải có những định nghĩa khoa học cho các khái niệm mà người ta sử dụng
ở Liên-xô theo lợi ích hành chính. Chủ nghĩa xã hội, giai đoạn thấp của chủ
nghĩa cộng sản, chắc chắn cần phải duy trì một sự kiểm tra chặt chẽ các
phương sách lao động và tiêu thụ, nhưng nó đòi hỏi những hình thức kiểm
tra nhân đạo hơn những hình thức mà tài năng bóc lột của tư bản đã sáng
tạo ra. Thế nhưng chúng ta thấy ở Liên-xô một kho tàng nhân công lao
động được sử dụng một cách tàn nhẫn theo phương pháp bắt chước tư bản.
Trong cuộc phấn đấu để đạt được chuẩn mức theo gương các nước châu Âu
và châu Mỹ, những phương pháp bóc lột cổ điển như trả lương theo sản
phẩm được áp dụng ở Liên-xô dưới những hình thức tàn bạo và trần trụi
đến nỗi ngay các nghiệp đoàn cải lương ở các nước tư bản cũng không
dung nạp được. Nhận xét công nhân Liên-xô làm việc “cho chính mình” chỉ
có nghĩa nhận xét trong viễn cảnh của lịch sử và với điều kiện – chúng tôi
sẽ giải luận ở những trang sau - họ không bị bóp hầu, bóp cổ do một bộ
máy quan liêu cực quyền. Dù sao, sở hữu Nhà nước của các phương tiện
sản xuất không biến được phân thành vàng và không đeo vòng hào quang
thần thánh (sweating system)

[1]

xung quanh một hệ thống đầy mồ hôi,

nước mắt, nó làm kiệt sức cái lực lương sản xuất cơ bản: con người. Còn
nói đến việc chuẩn bị “quá độ từ chủ nghĩa xã hội lên chủ nghĩa cộng sản”
thực ra nó bắt đầu từ con đường ngược lại, tức là không phải sự áp dụng
chế độ khoán sản phảm mà là sự hủy bỏ lối làm việc đó, coi nó là một di

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.